Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA (GAD): TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN BỆNH

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số ở tuổi trưởng thành. Trong đó, tỷ lệ trẻ từ 13 – 18 tuổi mắc chứng rối loạn lo âu nghiêm trọng chiếm khoảng 6% [1]. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Vậy rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh ra sao?

Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa có thể tiến triển theo thời gian.

Nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa. Song, những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Di truyền.
  • Ám ảnh thời thơ ấu: từng bị lạm dụng.
  • Tình trạng sức khỏe đau đớn kéo dài: mắc phải bệnh mạn tính.
  • Ở trong môi trường căng thẳng.
  • Tiền sử lạm dụng ma túy hoặc rượu.

Đối tượng rủi ro mắc bệnh

Phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cao gấp đôi so với nam giới. Ngoài ra, những đối tượng sau đây dễ mắc rối loạn lo âu lan tỏa [3]:

  • Tính cách: người có tính khí nhút nhát, tiêu cực hoặc lảng tránh mọi thứ dễ bị rối loạn lo âu lan tỏa hơn những người khác.
  • Di truyền: rối loạn lo âu lan tỏa có thể di truyền trong gia đình.
  • Tiền sử gia đình: người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa từng gặp những sự việc đau thương, tiêu cực thời thơ ấu hoặc xảy ra gần đây. Ngoài ra, các bệnh nội khoa mạn tính hoặc những rối loạn sức khỏe tâm thần khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi có những dấu hiệu sau đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý:

  • Cảm thấy bản thân đang lo lắng quá nhiều và điều đó đang ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ hoặc những khía cạnh khác trong cuộc sống.
  • Cảm thấy chán nản, cáu kỉnh hoặc đang có những lo lắng về sức khỏe tâm thần khác.
  • Có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử: trường hợp này cần điều trị ngay lập tức.

Những lo lắng khó có thể tự biến mất, thậm chí trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Hãy cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trước khi tình trạng lo lắng trở nên trầm trọng. Điều trị bệnh sớm có thể nhanh cải thiện tình trạng này.

Biến chứng rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa có thể gây những ảnh hưởng sau:

  • Giảm chất lượng công việc vì làm người bệnh khó tập trung.
  • Phân bổ thời gian không hợp lý.
  • Tiêu hao năng lượng không cần thiết.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm.

Bên cạnh đó, rối loạn lo âu lan tỏa có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe thể chất khác, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề về tiêu hóa hoặc đường ruột: hội chứng ruột kích thích hoặc loét dạ dày.
  • Nhức đầu và đau nửa đầu.
  • Các bệnh mạn tính.
  • Vấn đề về giấc ngủ và chứng mất ngủ.
  • Tim mạch.

Rối loạn lo âu lan tỏa thường xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, điều này khiến việc chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn. Một số rối loạn sức khỏe tâm thần thường đi kèm với rối loạn lo âu lan tỏa gồm:

  • Ám ảnh.
  • Rối loạn hoảng sợ.
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
  • Trầm cảm.
  • Có ý định tự tử.
  • Lạm dụng chất kích thích.

Chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa thế nào?

Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý thường sử dụng các tiêu chí trong Cẩm nang chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ xuất bản, nhằm chẩn đoán chứng rối loạn lo âu tổng quát. Các tiêu chí gồm:

  • Lo lắng quá mức trong ít nhất 6 tháng.
  • Không thể kiểm soát sự lo lắng.
  • Lo lắng dẫn đến cảm giác đau khổ hoặc làm trì trệ các hoạt động hàng ngày.
  • Lo lắng do gặp phải các vấn đề về tuyến giáp hoặc sử dụng chất kích thích.

Sự lo lắng ở người bệnh cũng liên quan đến 3 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây trong ít nhất 6 tháng: Những triệu chứng gồm:

  • Bồn chồn.
  • Dễ mệt mỏi.
  • Khó tập trung.
  • Căng cơ.
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ.
  • Cáu gắt.

Khi thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình có những dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn lo âu lan tỏa, nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để có biện pháp điều trị kịp thời.

Các bác sĩ tâm lý sẽ chỉ định 1 số xét nghiệm nhằm đảm bảo không có tác nhân gây bệnh nào ảnh hưởng. Những xét nghiệm gồm:

  • Xét nghiệm tuyến giáp.
  • Xét nghiệm đường huyết.
  • Siêu âm tim.
  • Xét nghiệm chất kích thích (ma túy).

Điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý (tâm lý trị liệu), thuốc hoặc kết hợp cả hai.

Tâm lý trị liệu (hay liệu pháp trò chuyện) là 1 thuật ngữ chỉ những kỹ thuật điều trị nhằm giúp người bệnh xác định và thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi không lành mạnh.

1. Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa được kê đơn gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI). Người bệnh có thể mất vài tuần để bắt đầu làm việc trở lại. Ngoài ra, có thể kể đến 1 số loại thuốc khác như escitalopram (Lexapro), duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor XR) và paroxetine (Paxil, Pexeva).
  • Thuốc chống lo âu: Benzodiazepines là thuốc an thần chống lo âu, có thể giúp kiểm soát các dạng GAD nghiêm trọng. Thuốc hiệu quả trong việc giảm lo lắng nhanh chóng. Ngoài ra, Buspirone là loại thuốc chống lo âu khác có thể giúp điều trị GAD. Buspirone mất từ ​​​​3 – 4 tuần để mang lại hiệu quả hoàn toàn.

2. Liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT)

Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý thường sử dụng liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT) để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Trong quá trình trị liệu bằng CBT, bác sĩ sẽ xem xét những suy nghĩ và cảm xúc, đồng thời giúp người bệnh nhận ra sự lo lắng quá mức của mình. Thông qua liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT), người bệnh có thể loại bỏ những suy nghĩ, hành vi tiêu cực và học cách áp dụng các thói quen, lối sống, suy nghĩ lành mạnh hơn.

Phòng ngừa chứng rối loạn lo âu lan tỏa

Bên cạnh việc điều trị, có thể ngừa chứng rối loạn lo âu lan tỏa bằng những việc làm sau:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: hạn chế sử dụng caffeine, ngủ đủ giấc, điều này có thể làm giảm các triệu chứng lo âu khi kết hợp với điều trị.
  • Quản lý căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền, sắp xếp công việc và các hoạt động vui chơi hợp lý.
  • Không sử dụng chất gây nghiện và rượu: có thể làm triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến các loại thuốc đang dùng để điều trị.
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè khi gặp căng thẳng, stress, lo âu, mất ngủ,… hoặc tìm gặp các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để trị liệu.
  • Ăn uống đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.

—————————————————-

🏥 BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN TÂN DÂN

#Thời_gian_hoạt_động:

Thứ Hai đến Chủ Nhật : sáng 7:00-11:30, chiều 13h30-17h00

🍀HÀNG TUẦN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂN DÂN CÓ BÁC SĨ TUYẾN TRUNG ƯƠNG TRỰC TIẾP THĂM KHÁM

☎️Hotline: 0903 412 115

🌐Website: https://benhvientandan.com

✅Thôn phố Tân An – Thị trấn Tân An- Huyện Yên Dũng – Tỉnh Bắc Giang

Categories : KHOA NỘI KHOA PHÒNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon