Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Hạn chế trào ngược dạ dày về đêm bảo vệ giấc ngủ

Những cơn trào ngược dạ dày về đêm là “kẻ thù” của giấc ngủ. Tìm hiểu những cách hạn chế trào ngược dạ dày về đêm giúp người bệnh thoải mái hơn, ngủ tốt hơn cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.

1. Tình trạng bệnh trào ngược dạ dày về đêm

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản với biểu hiện rõ ràng, thường gặp nhất là ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát ở thực quản, nuốt nghẹn,… Trào ngược có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày. Thời điểm những cơn trào ngược xuất hiện nhiều nhất thường vào buổi sáng hoặc có thể buổi trưa sau ăn.

Một số khác còn gặp triệu chứng trào ngược về đêm. Tỷ lệ trào ngược về đêm chiếm khoảng 30-40% làm người bệnh rất khó chịu và ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Người bệnh bị mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc. Đối tượng bị trào ngược về đêm thường gặp ở nữ giới.

Trào ngược dạ dày về đêm

Trào ngược dạ dày về đêm thường gặp phải ở đối tượng nữ giới nhiều hơn.

2. Ảnh hưởng của trào ngược về đêm

Ảnh hưởng lớn nhất của trào ngược dạ dày thực quản về đêm là gây cản trở giấc ngủ. Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng trong thời gian dài khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, mất tập trung, tinh thần uể oải,…

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF), trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn giấc ngủ gặp ở người trưởng thành độ tuổi từ 45-64. Ngoài ra, trào ngược về đêm còn dẫn đến các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ như:

– Mất ngủ

– Ngủ ngày

– Hội chứng chân không yên

– Chứng ngưng thở khi ngủ

Theo các chuyên gia chỉ điểm, những người bị chứng ngưng thở khi ngủ đa phần đều có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD và đây là một tình trạng nguy hiểm không thể chủ quan.

3. Điều trị trào ngược dạ dày về đêm đúng phác đồ

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản về đêm sẽ được thực hiện đúng theo phác đồ thuốc chuẩn do bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa kê đơn. Thông thường, thuốc điều trị được áp dụng bao gồm các loại:

– Thuốc ức chế bơm proton PPI.

– Thuốc trung hòa axit clohidric đồng thời ngăn cản không cho hiện tượng dịch vị trào ngược lên trên.

– Có thể thêm thuốc hỗ trợ giúp người bệnh ngủ tốt hơn.

Bệnh trào ngược dạ dày cần được điều trị đúng phác đồ, người bệnh tuân thủ đúng chỉ định để từng bước giải quyết bệnh hiệu quả. Thêm nữa, điều trị bệnh cũng hết sức khó khăn, điều trị lâu dài và dù đã điều trị khỏi bệnh thì nguy cơ tái phát vẫn có thể trở lại. Chính vì vậy, người bệnh cần thực hiện tốt các cách phòng chống bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được chủ quan.

Người bệnh thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định đúng phác đồ điều trị chuẩn.

4. Phòng chống hạn chế trào ngược dạ dày về đêm

Có nhiều biện pháp giúp bạn có thể cải thiện và phòng chống tốt các ảnh hưởng của trào ngược dạ dày về đêm để bảo vệ giấc ngủ của mình.

4.1. Hạn chế trào ngược dạ dày về đêm nhờ tư thế ngủ nghiêng bên trái

Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều lợi ích ở tư thế nằm nghiêng bên trái khi ngủ đối với những người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi nằm ngủ nghiêng bên trái có thể giúp giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi về đêm. Không những thế, nằm nghiêng bên trái còn giúp giảm ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Từ đó giúp cải thiện tốt giấc ngủ một cách hiệu quả hơn.

Ngoài nằm nghiêng bên trái, bạn nên nâng phần trên cơ thể khi ngủ bằng cách sử dụng một chiếc gối đầu để tạo độ nghiêng khoảng 15 độ. Lúc này, chỗ nối thực quản và dạ dày sẽ được giữ ở vị trí cao hơn mức bình thường nhờ đó ngăn dịch tiêu hóa có tính axit ở dạ dày không trào ngược lên trên nên giảm được các triệu chứng ợ hơi, đau bụng.

Nằm nghiêng bên trái hạn chế trào ngược dạ dày

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ được khuyến khích để cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

4.2. Chú ý tới chế độ ăn đặc biệt là bữa tối

Không nên ăn quá nhiều, ăn quá no vào bữa tối đặc biệt là sát giờ đi ngủ: Nên ăn bữa tối cách giờ đi ngủ ít nhất khoảng 2 – 3 giờ để tránh tình trạng tồn thức ăn chưa được tiêu hóa và dẫn tới trào ngược acid dạ dày. Chú ý, ăn từ tốn, ăn chậm, nhai kỹ và thư giãn thoải mái khi ăn.

Tránh các thức ăn dễ gây ra các triệu chứng ợ nóng khó tiêu như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn có chứa chất bảo quản, nước ngọt có gas, đồ ăn hoa quả chua, rượu bia hay những đồ uống có cồn…

4.3. Hạn chế trào ngược dạ dày về đêm hãy giảm cân

Các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, trào ngược acid dạ dày có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi cân nặng tăng hoặc gặp phải ở người béo phì. Vì thế việc giảm cân và duy trì cân nặng cơ thể ở mức cân đối là rất cần thiết trong việc giúp giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm.

4.4. Bỏ thuốc lá

Không nên hút thuốc lá hoặc tránh việc hít phải khói thuốc lá ít nhất 2 giờ trước khi ngủ. Hút thuốc lá có thể làm tăng acid trong dạ dày và tăng nguy cơ xảy ra triệu chứng ợ nóng.

4.5. Tập thể dục điều độ

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện tốt và điều hòa giấc ngủ. Bên cạnh đó, vận động còn giúp giảm cân, giảm các triệu chứng GERD. Mọi người nên có cho mình thói quen tập thể dụng đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày nhưng cần lưu ý không nên tập sát giờ đi ngủ vì việc tập thể dục làm tăng adrenaline một cách tự nhiên sẽ làm bạn khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Hạn chế trào ngược dạ dày về đêm giúp bảo vệ tốt giấc ngủ cũng như hỗ trợ điều trị bệnh. Trên hết, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được lên đúng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Categories : KHOA NỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon