Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Bị đỏ mắt: 5 bệnh lý có thể là “thủ phạm”

Mắt là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể người, vì vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra đỏ mắt. Tình trạng đỏ mắt có thể lành tính hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm. Vậy khi bị đỏ mắt là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn và có cách để khắc phục tình trạng này nhé!

1. Các bệnh lý là nguyên nhân gây đỏ mắt

Đỏ mắt có thể do khô mắt, mỏi mắt, sử dụng kính áp tròng quá lâu, do tiếp xúc với các gây chất dị ứng như khói bụi, hóa chất,… hoặc do mắt phải tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một số trường hợp bị đỏ mắt là do mắc các bệnh lý ở mắt. Cụ thể như sau:

1.1. Viêm mí mắt

Viêm mí mắt là một trong số những bệnh lý có thể gây ra tình trạng đỏ mắt. Đây là bệnh lý phổ biến, thường xảy ra khi mắt thường xuyên phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, mỹ phẩm trong thời gian dài. Thông thường, bệnh sẽ hồi phục khi người bệnh giữ vệ sinh mắt và chườm ấm. Tuy nhiên, với tình trạng nặng hơn thì sẽ phải điều trị bằng thuốc hoặc chích rạch lấy mủ.

Dấu hiệu bệnh lý có thể gặp phải khi bị đỏ mắt

Tình trạng đỏ mắt là một trong số những triệu chứng của viêm mi mắt

1.2. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đỏ mắt kéo dài. Bệnh xuất phát từ viêm kết mạc gây ra do nhiễm trùng bởi virus, vi khuẩn. Mặc dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, đau mắt đỏ để lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt ít nhất một vài ngày đối với người bệnh.

Ở tình trạng bệnh nhẹ, có thể chườm lạnh để giảm sưng cho mắt. Tuy nhiên, trong vài trường hợp bệnh tình không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.

1.3. Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là bệnh lý có dấu hiệu đỏ mắt, điển hình là xuất hiện chấm có màu đỏ như máu trong mắt. Thông thường, xuất huyết dưới kết mạc sẽ tự khỏi sau 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cảm thấy sự khó chịu kéo dài dai dẳng hoặc đau mắt thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám.

1.4. Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là bệnh lý xảy ra do áp lực thủy dịch trong mắt tăng cao hơn mức bình thường, tạo áp lực nặng trên mắt. Hiện tượng đỏ mắt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của một loại tăng nhãn áp, được gọi là tăng nhãn áp góc đóng. Một số dấu hiệu khác khi bị tăng nhãn áp như: mất dần thị lực, nhìn thấy các vòng tròn trong ánh sáng, đau mắt,… và nặng hơn có thể gây ra mù lòa. Vì vậy, khi cảm thấy có các dấu hiệu của tăng nhãn áp, cần phải gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.

1.5. Loét giác mạc hoặc nhiễm trùng

Loét giác mạc là bệnh lý do nhiễm trùng mắt gây ra vết loét hở trên giác mạc. Khi giác mạc bị nhiễm trùng, các mạch máu gần đó sẽ to ra và sưng lên. Khi đó, các tế bào viêm sẽ xông vào để giúp chống lại nhiễm trùng và gây nên đỏ mắt. Nếu để tình trạng tiến triển nặng có thể mất thị lực và mù lòa. Để điều trị viêm loét giác mạc, cần nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ và giữ vệ sinh vùng mắt.

2. Bị đỏ mắt bao gồm những triệu chứng gì và cách khắc phục?

2.1. Các triệu chứng đi kèm khi bị đỏ mắt

Bị đỏ mắt có thể biểu hiện ở nhiều mức độ bệnh khác nhau. Tình trạng này có thể lành tính hoặc nghiêm trọng phụ thuộc và những triệu chứng đi kèm, chẳng hạn như:

– Mắt bị mẩn đỏ, có cảm giác ngứa và sưng tấy lên.

– Liên tục chảy nước mắt.

– Cảm giác cộm mắt khó chịu.

– Nhạy cảm với ánh sáng.

– Có thể xuất hiện dịch màu trắng rõ ràng.

Nếu các dấu hiệu này ngày càng nặng thêm thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Các triệu chứng đi kèm khi bị đỏ mắt

Đi kèm với tình trạng đỏ mắt có thể là các triệu trứng như mẩn ngứa, chảy nước mắt, sưng tấy,….

2.2. Cách khắc phục khi bị đỏ mắt

Biện pháp khắc phục đỏ mắt do yếu tố từ môi trường

Một số biện pháp khắc phục trong trường hợp này có thể kể đến như:

– Chườm ấm: Nhúng một chiếc khăn sạch hoặc 1 miếng gạc sạch vào nước ấm với nhiệt độ hợp lý và vắt. Đặt khăn/ miếng gạc ấm trên mắt khoảng 10 phút. Điều này có thể làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng mắt, làm tăng sản xuất chất nhờn ở mi mắt, khiến mắt của bạn hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý dùng riêng khăn/ gạc cho mỗi bên mắt.

– Chườm lạnh: Nếu phương pháp chườm ấm không hiệu quả, có thể chườm lạnh. Nhúng khăn/ gạc sạch vào nước lạnh và vắt đi và chườm lên mắt. Điều này có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng đỏ mắt. Ngoài ra, còn giúp giảm sưng và ngứa do kích thích. Tuy nhiên, cần chú ý tránh nhiệt độ quá lạnh có thể làm cho tình trạng trở nên tệ hơn.

– Nhỏ nước mắt nhân tạo: Nước mắt nhân tạo giúp làm sạch mắt và làm cho mắt hoạt động trơn tru hơn. Nếu khô mắt ngắn hạn hay kéo dài đều có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để mắt được khỏe mạnh và giảm tình trạng đỏ mắt.

– Dừng sử dụng kính áp tròng và tránh những môi trường khói bụi, ô nhiễm.

– Chế độ ăn uống: Uống đủ nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước trong cơ thể. Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng chống viêm vào chế độ ăn uống như các sản phẩm giàu Omega-3.

Vai trò của nước mắt nhân tạo trogn điều trị đỏ mắt

Nhỏ nước mắt nhân tạo là một trong những cách làm sạch mắt an toàn và làm dịu tình trạng đỏ mắt

Biện pháp khắc phục đỏ mắt do các bệnh lý mắt gây ra

Với tình trạng đỏ mắt gây nên do bệnh lý, tùy vào từng bệnh lý mà người bệnh cân nhắc hướng điều trị phù hợp bên trên. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị bệnh phù hợp nhất.

Trên đây là những bệnh lý có thể gặp phải khi bị đỏ mắt. Mong rằng những thông tin này phần nào có thể giúp người bệnh hiểu rõ và có định hướng điều trị nếu chẳng may mắc bệnh. Khi nhận thấy có tình trạng đỏ mắt, bạn nên đi kiểm tra ngay để có hướng điều trị tốt nhé!

Categories : LCK MẮT-DA LIỄU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon