Hiện nay, lao phổi được xem là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm trên toàn thế giới. Do vậy, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tính mạng người bệnh, việc tiêm vacxin lao phổi ngay từ sớm cho trẻ được xem là giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hoạt động này.
1. Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao hay lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lý này sẽ tấn công chủ yếu vào hệ hô hấp như phổi hoặc có thể tấn công tới các cơ quan khác như: Não, xương, gan, thận, tim… Diễn biến của bệnh sẽ phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố như loại vi khuẩn nhiễm, kháng thể của người bệnh, liều lượng vi khuẩn xâm nhập và thời gian điều trị sớm/muộn.
Nếu bệnh không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
– Suy giảm chức năng phổi, chức năng thận.
– Suy giảm thị lực, khả năng hô hấp kém.
– Dễ nhiễm trùng máu hoặc tổn thương xương.
Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh lao có vai trò rất quan trọng trong phòng tránh những biến chứng nguy hiểm và hạn chế lây nhiễm tới người xung quanh.
2. Những thông tin cần biết về vacxin lao phổi
2.1. Định nghĩa
Tại Việt Nam hiện nay, BCG (Bacille Calmette-Guerin) được biết tới là loại vắc xin phòng ngừa lao phổi. Trong vacxin lao phổi có chứa dạng vi khuẩn gây ra bệnh lao, tuy nhiên đã được làm yếu đi, không có khả năng gây bệnh và có thể bảo vệ cơ thể.
2.2. Đối tượng nào nên tiêm phòng vacxin lao phổi?
Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sinh đủ ngày, đủ tháng thường được khuyến cáo thực hiện việc tiêm phòng lao.
Một số trường hợp hoãn thực hiện tiêm vắc xin phòng lao như:
– Đang sốt, bị nhiễm trùng cấp.
– Đang trong quá trình/mới kết thúc điều trị globulin miễn dịch, corticoid.
– Trẻ mới sinh < 2kg.
– Trẻ sinh non dưới 34 tuần.
2.3. Thời điểm nên thực hiện tiêm vacxin lao phổi
Với loại vắc xin BCG được sử dụng ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng được cho trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh với cân nặng tối thiểu > 2kg.
Trẻ sơ sinh có đủ điều kiện sức khỏe, không thuộc chế độ chăm sóc đặc biệt, có sự phát triển ổn định, bình thường nên tiêm vacxin lao phổi trong 24 giờ đầu sau khi chào đời.
3. Hiệu quả và một số phản ứng sau khi tiêm vacxin
3.1. Hiệu quả khi tiêm phòng lao
Vacxin lao phổi không thể bảo vệ và chống lại tuyệt đối vi khuẩn lao nhưng có thể giúp ngăn chặn bệnh tiến triển mạnh. Cụ thể loại vắc xin này ngăn chặn những thể lao sơ nhiễm, lao thứ phát hình thành, đề phòng lao nặng hơn như: Phế quản truất phế lao viêm, lao kê, lao màng não.
Loại vắc xin BCG thường được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại hiệu quả trong việc dự phòng các bệnh lao nguy hiểm. Bên cạnh đó, vắc xin lao phổi chỉ cần thực hiện tiêm 1 liều duy nhất mà không cần tiêm thêm liều nhắc lại hay bổ sung.
3.2. Một số phản ứng có thể gặp sau khi thực hiện tiêm phòng
Hầu hết loại vắc xin này không gây ra tác dụng phụ hay phản ứng quá nghiêm trọng tới sức khỏe. Các phản ứng xuất hiện sau khi tiêm ở trẻ phụ huynh có thể theo dõi và tự điều trị tại nhà:
– Với trẻ em: Nên cho trẻ uống nhiều nước, thường xuyên quan sát và không chạm/đè lên vị trí tiêm.
– Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C)
– Chỗ tiêm đỏ hoặc sưng trên 3 ngày sẽ tự khỏi trong vòng vào ngày tới 1 tuần. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận chỉ định sử dụng giảm đau.
– Đau khớp dai dẳng hoặc thoáng qua sau đó tự khỏi.
– Viêm hạch bạch huyết có mủ hoặc có hốc rò rỉ ở hạch trong vòng 2 – 6 tháng.
– Bầm tím/ chảy máu tại vị trí tiêm do giảm tiểu cầu.
Ở những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường sẽ có những phản ứng từ cơ thể mạnh hơn, phụ huynh nên kiểm tra để xử lý các phản ứng kịp thời như:
– Sốt cao hơn 39 độ C, uống hạ sốt không có dấu hiệu cắt sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm.
– Trẻ quấy khóc, mệt mỏi kéo dài, li bì và hôn mê.
– Nôn, co giật, bú kém hoặc bỏ bú.
– Phát ban, nổi mẩn.
– Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, tìm tái môi và các chi.
– Chân tay lạnh, da nổi nhiều mao mạch máu, tím tái.
4. Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng lao phổi
Những điều phụ huynh cần lưu tâm để tiêm phòng được an toàn và đảm bảo nhất như:
4.1. Trước khi tiêm
– Kiểm tra trước lịch và các mũi đã tiêm.
– Tìm hiểu về thông tin, các tác dụng phụ/ phản ứng và cách xử lý của loại vắc xin cần tiêm.
– Lựa chọn thực hiện tiêm tại cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn.
4.2. Sau khi tiêm
– Giữ vệ sinh vị trí tiêm sạch sẽ, khô thoáng.
– Nên dùng nước sạch hoặc nước ấm để vệ sinh xung quanh vết tiêm khi cần thiết.
– Không sử dụng các chất sát trùng, thuốc mỡ hoặc kem bôi vào vị trí tiêm để giảm sưng, giảm viêm.
– Không sử dụng băng gạc cá nhân để băng vết thương. Trong trường hợp cần băng bó thì sử dụng băng gạc khô, thoáng khí dán nhẹ tại vết thương.