Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản và biện pháp cải thiện

Trào ngược dạ dày nếu để kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như viêm – loét thực quản,  hẹp thực quản, nguy hiểm hơn là gây ung thư thực quản… Bài viết dưới đây sẽ giúp sớm nhận biết các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản, để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này.

1. Trào ngược dạ dày là bệnh lý như nào?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản (phần nối miệng với dạ dày). Bệnh xảy ra do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và dư thừa axit dạ dày. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó này gây khó chịu cho người bệnh. Không những vậy, nếu bệnh trào ngược không được điều trị sớm sẽ biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, hẹp thực quản, ung thư thực quản. Do vậy nếu nắm rõ được các  triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh và hạn chế các biến chứng.

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Các dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến mà người bệnh thường gặp phải gồm có:

2.1. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng kéo dài là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày đặc trưng nhất mà phần lớn người bệnh gặp phải.

Thông thường, các cơn ợ chua thường gặp phải vào sáng sớm vào lúc ngủ dậy. Tình trạng ợ nóng là cảm giác nóng rát lan từ ngực dưới lên đến cổ. Các triệu chứng ợ này thường có xu hướng tăng lên khi người bệnh ăn no hoặc uống quá nhiều nước.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng kéo dài là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày

2.2. Đau tức vùng thượng vị

Nếu người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn đau tức, co thắt kéo dài tai vùng thượng vị thì đây là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn nên chú ý.

Nguyên nhân là do lượng acid trào ngược lên khiến các đầu mút thần kinh tại niêm mạc thực quản bị kích thích. Từ đó, gây ra cơn đau tức ở vùng thượng vị, thậm chí còn có thể lan rộng ra sau lưng hoặc hai cánh tay.

2.3. Khó nuốt

Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng khó nuốt khi bị trào ngược dạ dày, bị vướng ở cổ hoặc đau khi nuốt. Nguyên nhân là do thực quản lúc này phải chịu các tổn thương, gây phù nề khi phải liên tục tiếp xúc với axit dạ dày.

2.4. Buồn nôn là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Một dấu hiệu phổ biến nữa mà người bị trào ngược dạ dày dễ gặp phải là buồn nôn. Đặc biệt là khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Một dấu hiệu phổ biến nữa mà người bị trào ngược dạ dày dễ gặp phải là buồn nôn

2.5. Bị đắng miệng, hôi miệng

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ có cảm giác đắng miệng hoặc miệng hôi bất thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do ảnh hưởng của thức ăn đang tiêu hóa dở trào ngược lên cùng acid. Đồng thời, đây cũng là nơi ẩn nấp của nhiều vi khuẩn dễ gây ra tình trạng hôi miệng.

2.6. Ho, khàn giọng bất thường

Khi acid trong dạ dày trào ngược lên sẽ khiến dây thanh quản bị ảnh hưởng trực tiếp. Gây ra hiện tượng ho và khàn giọng. Khi bệnh ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị khó nói và khàn giọng hơn do dây thanh quản lúc này đã bị phù nề nghiêm trọng.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Khi trào ngược ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị khó nói và khàn giọng hơn

2.7. Tiết nhiều nước bọt

Tiết nhiều nước bọt cũng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày mà mọi người cần chú ý. Theo các chuyên gia, khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và để trung hòa, cơ thể sẽ điều tiết nhiều nước bọt hơn bình thường.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trào ngược dạ dày mà bạn nên biết để phòng chống ngăn chặn:

– Do sử dụng thuốc Tây kéo dài dài gây ra các tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng tới dạ dày. Ví dụ như các loại thuốc: giảm đau, chống viêm,….

– Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày,…

– Thường xuyên sử dụng các loại rượu bia hay các chất kích thích,…

– Những người có thói quen ăn uống và chế độ ăn uống không khoa học.

– Người rơi vào tình trạng stress, căng thẳng trong thời gian dài. Các trường hợp tăng cân, thừa cân.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Những người có thói quen ăn uống và chế độ ăn uống không khoa học sẽ gây ra trào ngược dạ dày

4. Làm gì khi phát hiện có dấu hiệu trào ngược dạ dày?

Để bệnh trào ngược không trầm trọng hơn và hạn chế những khó chịu mà chứng trào ngược dạ dày gây ra. Thì ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên cần:

– Đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt không nên tự chẩn đoán để tự ý mua thuốc về sử dụng.

– Xây dựng lại thói quen ăn uống, sinh hoạt của bản thân. Bỏ ngay các thói quen xấu như: ăn quá no trong một bữa, ăn đồ cay nóng, nằm ngay sau khi ăn, uống rượu, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích. Bởi đây là các nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày.

– Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân thì nên giảm cân để tránh gây áp lực đến dạ dày. Điều này sẽ giúp bạn giảm rõ rệt các triệu chứng trào ngược dạ dày.

– Tập thói quen ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây có lợi, bột yến mạch, mật ong và lưu ý chia nhỏ các bữa ăn để giảm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản và các biện pháp giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu nêu trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được các các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Categories : KHOA NỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon