Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Đối tượng nên và không nên tiêm phòng bệnh cúm

Trẻ em, người trưởng thành hay người già đều có nguy cơ mắc bệnh cúm và có thể lây nhiễm cho người xung quanh. Nếu không có biện pháp phòng ngừa hay phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì bệnh dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, chủ động tiêm phòng bệnh cúm là rất quan trọng.

1. Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm xuất hiện khi đường hô hấp bị nhiễm trùng do virus cúm gây ra. Bệnh có thể tự khỏi nhưng không ngoại trừ mức độ nguy hiểm cao ở những người sau:

– Người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, thiếu máu, mắc bệnh chuyển hóa,…

– Người có suy giảm miễn dịch

– Người cao tuổi > 65

– Trẻ em

– Phụ nữ mang thai

Hiện nay có 4 chủng virus bao gồm:

– Cúm A: Đây là dạng cúm mùa phổ biến nhất, có thể bùng phát thành các đợt dịch khi thời tiết thay đổi.

– Cúm B: Đây là dạng cúm có khả năng lây lan mạnh, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe nếu bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng.

– Cúm C: Đây là dạng cúm không có biểu hiện lâm sàng điển hình, do đó người bệnh rất dễ chủ quan và không hay biết mình mắc bệnh. Chủng này ít gặp hơn so với chủng A và B.

– Cúm D: Đây là chủng chủ yếu gây bệnh trên gia súc, chưa được xác định ở người. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan với chủng này.

Bệnh cúm thường bộc lộ biểu hiện lâm sàng sau 2 ngày cơ thể nhiễm virus. Vì có nhiều biểu hiện giống với cảm lạnh nên không ít người nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh bảo bệnh cúm:

– Đau họng

– Sổ mũi

– Hắt hơi

– Sốt trên 38 độ

– Có cảm giác ớn lạnh

– Đau nhức các cơ, cảm giác mệt mỏi toàn thân

– Buồn nôn, tiêu chảy

bệnh cúm là gì

Bệnh cúm xảy ra ở mọi lứa tuổi

2. Vì sao cần phải tiêm phòng bệnh cúm?

Cũng giống với nhiều bệnh lý khác, nếu bệnh cúm không được điều trị kịp thời thì dẫn tới các biến chứng sau:

– Viêm tai

– Viêm phế quản

– Viêm phổi

– Viêm não

– Nguy hiểm nhất là tử vong

Do đó, bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng bệnh cúm ngay từ sớm. Việc làm này góp phần quan trọng bảo vệ phổi, đường hô hấp, phòng ngừa nhiễm virus cúm hiệu quả 70 – 90%. Hơn nữa còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác.

Nếu bạn đã tiêm phòng cúm năm trước thì năm nay vẫn nên chích lại vaccine mới. Nồng độ kháng thể tạo ra khi tiêm đã được nghiên cứu an toàn nên bạn không cần lo lắng về khoảng cách 2 lần tiêm nếu có gần nhau. Vaccine cúm chỉ chứa một phần vỏ áo của virus cúm nên vẫn có hiệu quả phòng cúm mà ít gây tác dụng phụ.

tiêm phòng bệnh cúm

Tiêm vaccine cúm để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm (Hình minh họa)

3. Đối tượng nên – không nên tiêm phòng cúm

3.1. Đối tượng nên tiêm phòng bệnh cúm

Từ 6 tháng tuổi trở lên, có bệnh nặng hay không thì tất cả đều nên chủ động tiêm phòng. Như đã nói ở trên, chủ động phòng ngừa bằng cách này giúp giảm nguy cơ cao bị các biến chứng nặng của bệnh cúm. Bên cạnh đó mỗi người chung tay bảo vệ những người xung quanh không bị lây cúm.

Quan trọng nhất, đối tượng là người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền mạn tính cần tiêm vaccine cúm nhắc lại hàng năm.

– Với người cao tuổi, nhất là từ 65 tuổi trở lên thì hệ miễn dịch lúc này đã suy giảm. Do đó khi mắc cúm thì dễ gặp các biến chứng như hô hấp, trong đó phổ biến là viêm phổi, viêm cơ tim, thậm chí đã có những ca tử vong.

– Với nhóm người có bệnh lý nền tim mạch, khi mắc cúm, các triệu chứng như tim đập nhanh, sốt, suy hô hấp sẽ làm tăng sự mất cân bằng cung cầu oxy. Từ đó khiến máu cô đặc, viêm nhiễm toàn thân làm ảnh hưởng đến sự nứt vỡ của các mảnh xơ vữa động mạch. Ở nhóm này chỉ sau 3 ngày mắc cúm sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim gấp 10 lần và nguy cơ đột quỵ tăng 8 lần.

– Với nhóm mắc bệnh lý hô hấp mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn thì bệnh cúm rất dễ gây viêm phổi. Nhóm đối tượng này có nguy cơ tử vong cực cao.

3.2. Đối tượng không nên tiêm phòng bệnh cúm

Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây thì không nên tiêm phòng cúm:

– Có phản ứng dị ứng với lần tiêm vaccine cúm trước đó.

– Dị ứng với một trong các thành phần của vaccine cúm.

– Mắc phải một biến chứng thần kinh hiếm gặp Guillain – Barré do vaccine cúm.

Bên cạnh đó, để biết bản thân có tiêm phòng cúm được hay không thì bạn sẽ cần thăm khám với bác sĩ để được chỉ định chính xác nhất. Hãy cung cấp đầy đủ các thông tin sức khỏe của bản thân để bác sĩ xem xét có hay không chỉ định tiêm vaccine phòng cúm. Đồng thời, điều này cũng phòng ngừa những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh cúm không nên xem nhẹ, nhất là bạn thuộc một trong những đối tượng dễ gặp biến chứng nguy hiểm kể trên. Ngay khi có những triệu chứng khác thường, bạn cần theo dõi để xem tình trạng sức khỏe của bản thân có diễn biến xấu đi không. Nếu tình trạng kéo dài, càng nặng hơn thì cần tới bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán chính xác.

Với phòng ngừa cúm, cần duy trì lịch tiêm vaccine hàng năm để thiết lập rào chắn cho sức khỏe khỏi sự tấn công của virus gây bệnh. Mùa cúm thường diễn ra vào mùa thu và mùa đông. Vì vậy, thời điểm tiêm phòng cúm thích hợp nhất là vào các tháng 9, 10 và 11. Tuy nhiên, virus cúm có quanh năm nên tiêm vaccine phòng cúm bất cứ lúc nào có thể.

Bên cạnh đó, kết hợp thêm các biện pháp sinh hoạt khoa học như:

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hàng ngày nên súc miệng bằng nước muối. Khi hắt hơi cần lấy tay che lại và rửa tay sạch sau mỗi lần hắt hơi.

– Luôn giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, tăng cường tập thể dục thể thao.

– Hạn chế tiếp xúc với những người đang hoặc nghi ngờ mắc cúm.

– Không nên tự ý mua thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Ngay khi có triệu chứng cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt

Trên đây là thông tin chi tiết gửi tới bạn về đối tượng nên và không nên tiêm phòng bệnh cúm. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình bằng việc tiêm phòng định kỳ hàng năm.

Categories : PHÒNG TIÊM CHỦNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon