Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Mắt bé bị lác trong: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Tình trạng mắt bé bị lác trong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực của bé và tính thẩm mỹ. Đặc biệt, nếu tình trạng này xảy ra trong giai đoạn bé đang phát triển thị giác có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhược thị, mất khả năng nhận thức chiều sâu và khoảng cách.

1. Tìm hiểu về tình trạng lác trong ở trẻ

1.1. Định nghĩa

Tình trạng lác mắt xảy ra khi trục nhìn bị lệch khiến hai mắt không thẳng hàng, khi nhìn lệch nhau. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và được chia ra thành lác trong, lác ngoài và lác trên, dưới. Trong đó, lác trong có thể nhận biết dễ dàng khi tròng đen lệch vào gần mũi hơn. Lác mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt và dẫn đến suy giảm thị lực, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đặc biệt, ở trẻ em, lác mắt có thể phát triển thành nhược thị.

mắt bé bị lác trong

Lác trong có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

1.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mắt bé bị lác trong

Căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng mắt lác trong thường được chia ra thành 3 loại phổ biến là: Lác trong do co thắt hoặc điều tiết, lác trong bẩm sinh và lác trong các bệnh lý toàn thân. Cụ thể:

Lác trong do điều tiết hoặc co thắt

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em hai tuổi hoặc lớn hơn. Cách phân biệt mắt lác do co thắt hoặc điều tiết là khi trẻ tập trung hai mắt để nhìn rõ sự vật thì mắt sẽ nhìn vào trong, độ lác không thay đổi ở các hướng nhìn. Sự thay đổi hướng nhìn này thường xảy ra khi trẻ tập trung nhìn vật ở khoảng cách xa, gần hoặc cả hai. Theo tiến triển của bệnh, tình trạng lác từ không liên tục dần trở nên thường xuyên và cố định theo thời gian.

Lác trong do co thắt hoặc điều tiết thường phổ biến ở:

– Trẻ đẻ non.

– Trẻ bẩm sinh đã mắc tật khúc xạ.

– Trẻ bị rối loạn thần kinh do hội chứng di truyền, não úng thủy, bại não,…

– Trẻ bị rung giật nhãn cầu.

Lác trong bẩm sinh

Tình trạng lác trong bẩm sinh thường gặp trong 6 tháng đầu đời của trẻ, có thể xuất hiện ở những đứa trẻ bình thường không gặp vấn đề về khúc xạ cũng như giới hạn vận động của nhãn cầu. Trẻ sơ sinh lác trong bẩm sinh sẽ không thể nhìn được bằng cả hai mắt mà mắt sẽ nhìn lệch vào trong.

Theo thống kê ghi nhận khoảng 2% trẻ dưới 6 tuổi bẩm sinh lác trong. Yếu tố nguy cơ lớn nhất có thể đến đến bệnh sử gia đình, trong đó nếu có người thân đặc biệt là bố mẹ bị lác hoặc gặp phải các rối loạn thị giác thì trẻ khi sinh ra thường đối diện với nguy cơ cao gặp bất thường ở mắt.

Lác trong bẩm sinh thường có độ lớn trên 30 diop, đôi khi kèm biến chứng nhược thị, rung giật nhãn cầu,… Tình trạng này cần được can thiệp phẫu thuật sớm, tốt hơn là chỉnh trục nhãn cầu trước khi trẻ 2 tuổi để quá trình phục hồi chức năng thị giác đạt hiệu quả cao nhất.

Lác trong do các bệnh toàn thân

Trẻ gặp tình trạng lác trong do biến chứng của các bệnh lý toàn thân bẩm sinh thường có biểu hiện lệch trục thị giác, độ lác khác nhau ở mọi hướng nhìn. Nếu không được can thiệp và khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây nhược thị, bất thường ở tư thế đầu, song thị hoặc mất thị lực vĩnh viễn ở hai mắt của trẻ. So với hai loại trên, lá trong do các bệnh lý toàn thân ít phổ biến ở trẻ.

Lác trong do biến chứng từ các bệnh lý toàn thân có thể gặp ở bệnh nhân:

– Liệt dây thần kinh số 4, 6.

– Bệnh nhược cơ.

– Bệnh bạch cầu, giả u hoặc tuyến giáp.

– Trẻ thiểu sản cơ trực ngoài, bất thường ở cơ tay hoặc các hội chứng bẩm sinh khác liên quan đến bẩm sinh phân bổ thần kinh sọ não như Brown, Moebius, Duan,…

– Xơ sợi bẩm sinh tại cơ ngoại nhãn.

– Tiền sử phẫu thuật mắt, tổn thương mắt hoặc nhiễm trùng,…

1.3. Đặc điểm chung của tình trạng mắt bé bị lác trong

Một số đặc điểm chung có thể kể đến:

– Thời gian khởi phát bệnh dao động trong khoảng 6 tháng đến 7 tuổi, trung bình là 2 tuổi rưỡi.

– Trong thời điểm mới đầu tình trạng lác lúc có lúc không, sau đó trở nên cố định theo thời gian.

– Có thể khởi phát sau chấn thương hoặc đau ốm.

– Thường biến chứng sang nhược thị.

– Có thể biến chứng sang song thị ở trẻ lớn rồi biến mất do phát triển ám điểm ức chế.

– Liên quan đến di truyền.

mắt bị lác trong

Bệnh thường biến chứng sang nhược thị nếu không được điều trị phù hợp.

2. Các phương pháp điều trị tình trạng mắt bé bị lác trong

Tình trạng lác trong ở trẻ có thể tiến triển tốt nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng còn phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể, nguyên nhân gây lác trong trẻ gặp phải cũng như thời gian mắc bệnh. Một số phương pháp thường được chỉ định trong điều trị cho trẻ bị lác trong bao gồm:

2.1. Sử dụng kính thuốc

Kính thuốc thường được chỉ định cho trẻ bị lác trong do điều tiết kèm các tật khúc xạ khác. Kính sẽ giúp trẻ nhìn sáng rõ, điều chỉnh hợp thị tạm thời cho hai mắt, loại bỏ yếu tố điều tiết của tật khúc xạ trước khi bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên cần lưu ý trẻ phải đeo kính toàn thời gian, nếu đeo ngắt quãng sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của trẻ và làm suy giảm thị lực. Cụ thể khi đeo kính trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu bởi không cần gia tăng lực điều tiết hơn mức bình thường, từ đó duy trì thị giác ổn định. Còn nếu sau một khoảng thời gian đeo kính lại tạm nghỉ, trẻ sẽ phải gia tăng lực điều tiết tại mắt hơn cả mức trước khi đeo kính khiến độ lác gia tăng.

2.2. Sử dụng bịt mắt

Biện pháp này được chỉ định cho trẻ bị lác trong kèm các biến chứng nhược thị hoặc song thị. Bác sĩ sẽ sử dụng miếng dán, kính hoặc thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để làm suy giảm thị lực tạm thời, có chủ đích cho mắt tốt, đánh lừa não bộ bắt buộc mắt bệnh hoạt động và điều tiết. Có các kiểu bịt mắt như:

– Bịt mắt lành: Đây là kiểu phổ biến nhất để bắt buộc mắt lác phải làm việc, từ đó hồi phục thị lực. Thời gian bịt mắt tùy thuộc vào độ nhược thị cũng như tuổi của bệnh nhân. Trong quá trình bịt mắt cần đề phòng nhược thị ở mắt bịt.

– Bịt mắt lác: Nếu nhược thị đi kèm với định thị trung tâm có thể bịt mắt lác liên tục nhiều tuần, sau đó tập luyện chỉnh thị.

– Bịt mắt luân phiên, từng lúc để cân bằng hai mắt.

mắt bé bị lác trong

Sử dụng bịt mắt là biện pháp bắt buộc mắt bệnh hoạt động, từ đó hồi phục thị lực.

2.3. Phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp lác trong bẩm sinh, lác nặng gây tổn hại chức năng thị giác. Việc điều chỉnh trục nhãn cầu ở trẻ lác bẩm sinh nên được thực hiện trước 2 tuổi để mang lại hiệu quả cao nhất. Phẫu thuật mổ lác mắt ở trẻ thường được tiến hành như thủ thuật ngoại trú, quy trình kéo dài khoảng 20 – 40 phút, bệnh nhân có thể về nhà ngay sau phẫu thuật và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin chung về tình trạng mắt bé bị lác trong cũng như các phương pháp điều trị phổ biến. Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của bản thân và trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay đến Bệnh viện Đa khoa Tân Dân để được giải đáp nhanh nhất.

Categories : LCK MẮT-DA LIỄU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon