Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Trào ngược dạ dày ăn yến được không?

Trào ngược dạ dày ăn yến được không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Yến được biết đến là một loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng và rất tốt để phục hồi cho người ốm. Vậy người bị trào ngược dạ dày có sử dụng được yến không, sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Trào ngược dạ dày ăn yến được không?

Yến là một thực phẩm quý giá, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung yến bởi nó mang lại nhiều công dụng cụ thể như:

– Kích thích hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống được ngon miệng hơn. Bên cạnh đó người bệnh còn được bổ sung đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng, hạn chế tình trạng cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi.

– Hợp chất Threonine trong yến có tác dụng giảm chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và loét dạ dày. Bên cạnh đó, trong yến còn chứa thành phần Leucine giúp làm phục hồi các tổn thương như viêm loét dạ dày, viêm loét thực quản.

– Hơn thế nữa, hợp chất Threonine có trong yến hoạt động như chất bôi trơn có tác dụng giảm đau cho người bị trào ngược dạ dày.

Với những tác dụng đã nêu trên thì những người bị trào ngược hoàn toàn có thể ăn yến được nhé. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý cách dùng để giúp mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Trào ngược dạ dày ăn yến được không?

Người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được yến

2. Cách chế biến yến cho người bị trào ngược dạ dày

2.1. Yến chưng đường phèn

Đây là cách chế biến đơn giản mà nhiều người áp dụng. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm tổ yến, đường phèn, táo đỏ, long nhãn.

Cách chế biến:

– Ngâm yến vào nước lạnh để cho yến mềm ra. Nhặt sạch lông yến.

– Cho yến cùng táo đỏ, long nhãn vào nồi hấp cách thủy trong vòng 15-20 phút.

– Khi chưng đủ thời gian, cho thêm đường phèn vào rồi tắt bếp. Để nguội và thưởng thức.

2.2. Yến chưng hạt sen

Hạt sen rất tốt cho hệ tiêu hóa và thần kinh. Từ đó giúp người bệnh ngủ ngon và tiêu hóa tốt hơn. Kết hợp tổ yến cùng hạt sen càng làm tăng giá trị dinh dưỡng cho người bệnh. Nguyên liệu bao gồm tổ yến, hạt sen, long nhãn, táo đỏ, hạt chia, đường phèn.

Cách chế biến:

– Làm sạch tổ yến sau đó mang đi chưng cho chín.

– Những nguyên liệu còn lại đem sơ chế, rửa sạch xong rồi để ráo nước.

– Cho hạt sen vào nồi ninh trước đến khi mềm thì thêm táo đỏ, long nhãn vào.

– Tiếp đến cho hạt chia và yến đã chưng trước đó vào cùng, cho lửa nhỏ và tiếp tục ninh.

– Thêm đường phèn vào rồi nấu thêm khoảng 10 phút nữa là đã có thể sử dụng được rồi.

Trào ngược dạ dày ăn yến được không?

Kết hợp tổ yến cùng hạt sen càng làm tăng giá trị dinh dưỡng cho người bệnh

2.3. Yến hầm chim câu

Đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe và thể trạng cho người bệnh. Nguyên liệu bao gồm tổ yến, chim câu, táo tàu, hạt sen, vỏ quýt, gia vị.

Cách chế biến:

– Các nguyên liệu hạt sen, táo tàu, vỏ quýt rửa sạch, ngâm nước ấm cho mềm.

– Chim câu sơ chế và rửa sạch sẽ. Sau đó cho vào nồi ninh cùng gia vị.

– Khi chim câu đã mềm thì cho thêm hạt sen, táo tàu, vỏ quýt vào ninh cùng.

– Cuối cùng cho thêm tổ yến vào đun khoảng 30 phút rồi tắt bếp, để nguội bớt rồi thưởng thức.

2.4. Yến chưng sữa tươi

Kết hợp sữa tươi với yến sẽ tạo ra một món ăn tăng giá trị dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Nguyên liệu bao gồm tổ yến, sữa tươi không đường, đường phèn.

Cách thực hiện:

– Sơ chế sạch yến, sau đó cho vào nồi chưng cùng vài lát gừng trong vòng 20-25 phút.

– Sau đó cho thêm sữa tươi không đường vào nồi đun sôi.

– Cuối cùng cho thêm đường phèn để sử dụng.

Trào ngược dạ dày ăn yến được không?

Kết hợp sữa tươi với yến sẽ tạo ra một món ăn tăng giá trị dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho người bệnh

2.5. Yến hấp lê

Khi kết hợp với yến với lê sẽ tạo ra một món ăn thơm ngon, giúp người bệnh dễ ăn và cảm thấy ngon miệng hơn. Nguyên liệu bao gồm quả lê, tổ yến, kỷ tử.

Cách chế biến:

– Lê rửa sạch, gọt hết vỏ rồi khoét phần lõi lê tạo hình như chiếc bát.

– Cho yến và kỷ tử đã rửa sạch vào bên trong quả lê.

– Đặt quả lê vào bát rồi cho vào nồi hấp cách thủy trong vòng 35-40 phút rồi tắt bếp và sử dụng.

3. Cách sử dụng yến dành cho người bị trào ngược dạ dày

Yến rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng đúng cách để phát huy tối đa công dụng của nó đem lại:

– Thời điểm: Thời điểm tốt nhất để sử dụng yến là trước khi đi ngủ. Bởi vì ăn yến vào thời gian này sẽ giúp cho cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

– Cách chế biến: Có nhiều cách chế biến yến nhưng cách tốt nhất đó là chưng cách thủy. Chế biến theo cách này sẽ giúp giữ nguyên được hương vị và các dưỡng chất có trong tổ yến. Để làm tăng thêm độ hấp dẫn của yến, người bệnh có thể kết hợp với các nguyên liệu bổ dưỡng khác như táo đỏ, kỷ tử, thịt gà…

– Lượng sử dụng: Tuy yến rất bổ dưỡng nhưng không phải vì thế mà lạm dụng. Nếu ăn quá nhiều tổ yến sẽ dẫn tới tình trạng tiêu hóa kém do dư thừa chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 20g yến sào mỗi ngày.

– Tần suất: Duy trì mỗi ngày khoảng 20g và mỗi tuần ăn khoảng 3-4 ngày là tốt nhất.

– Thời gian sử dụng mang lại tác dụng: Việc sử dụng yến mất bao lâu để có tác dụng thì còn phụ thuộc vào thể trạng từng người. Thông thường, 1 tuần sau khi sử dụng tổ yến là người bệnh đã có thể thấy được các tác dụng nhất định mang lại.

Trào ngược dạ dày ăn yến được không?

Có nhiều cách chế biến yến nhưng cách tốt nhất đó là chưng cách thủy.

Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ thì đáp án cho câu hỏi Trào ngược dạ dày ăn yến được không? là có bạn nhé. Có đa dạng cách chế biến yến mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để tránh nhàm chán cho người bệnh. Đồng thời, khi sử dụng yến cần lưu ý một số thông tin đã nêu trên để mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh.

Categories : KIẾN THỨC DINH DƯỠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon