Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi có gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe như viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Người có gan nhiễm mỡ cần hết sức chú ý chăm sóc bản thân để có thể cải thiện bệnh và tăng cường sức khỏe lá gan.

1. Gan nhiễm mỡ là gì và gồm những loại nào?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng dư thừa mỡ trong gan, gồm 2 loại: gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu lại chia thành 2 loại khác nhau là:

– Gan nhiễm mỡ đơn thuần: Đây là dạng phổ biến ở những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu, xảy ra khi có chất béo trong gan nhưng người bệnh không gặp phải tình trạng viêm gan hoặc tổn thương tế bào gan. Dạng này thường không nghiêm trọng và không gây hại cho gan.

– Bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: Trong trường hợp này, gan đã bắt đầu viêm. Tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như xơ hóa và xơ gan, ung thư gan. Khoảng 20% người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là ở dạng này.

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là tình trạng gan bị tổn thương do dùng quá nhiều bia rượu. Nếu tiếp tục uống rượu có thể gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác viêm gan, xơ gan, suy gan với các biểu hiện như: gan to, sưng gan, sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng và vàng da, vàng mắt, xơ gan, cổ trướng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chảy máu trong, lú lẫn, mất ý thức, thay đổi trong hành vi, lách to. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây tử vong.

Gan nhiễm mỡ là gì, gồm những loại nào?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ “xâm chiếm” với tỷ lệ >5% trọng lượng lá gan.

2. Người có gan nhiễm mỡ nên ăn uống, sinh hoạt và tập luyện như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy, bệnh gan nhiễm mỡ hay gặp ở người nghiện rượu, lười vận động, thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu, suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein, hoặc mắc các bệnh viêm gan A, B, C, E, bệnh sốt rét. Vì vậy, việc ăn uống, sinh hoạt, tập luyện điều độ là rất quan trọng để duy trì một lá gan khỏe mạnh, đặc biệt khi gan đã nhiễm mỡ.

2.1 Người có gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Việc kiêng khem đối với người có gan nhiễm mỡ nhằm giúp hạn chế tình trạng dư thừa chất béo trong gan và cơ thể. Dưới đây là những thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng:

Chất béo, mỡ động vật

Mỡ động vật khi dung nạp vào cơ thể sẽ đi đến gan, bài tiết ra ngoài thông qua gan. Việc dùng quá nhiều mỡ động vật sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho gan, khiến gan không thể bài tiết mỡ. Hậu quả là mỡ tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Nên hạn chế chất béo, mỡ động vật bằng cách ăn ít các thực phẩm chiên rán, xào nấu, thực phẩm chế biến sẵn…

Thực phẩm giàu cholesterol

Bao gồm nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… Các thực phẩm này chứa một lượng cholesterol lớn, làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong gan. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trong lá gan.

Thịt đỏ

Lượng protein dồi dào trong thịt đỏ có thể làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được hết các chất này có thể khiến mỡ tồn đọng, khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hoa quả chứa nhiều đường fructose

Hàm lượng đường cao là “thủ phạm” gây ra hàng loạt các vấn đề như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Hạn chế các loại trái cây có fructose cao là cách giúp giảm lượng đường nạp vào cơ thể, giảm gánh nặng cho gan, từ đó phòng tránh hoặc giảm nhẹ bệnh gan nhiễm mỡ.

Kiêng gia vị cay nóng

Gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê… là những thực phẩm cay nóng được xếp vào danh sách cần kiêng đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Vì sử dụng những gia vị này sẽ làm gan thêm bất ổn, suy giảm chức năng, không thể bài tiết chất béo, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Rượu, bia, đồ uống chứa cồn

Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ, đặc biệt là đối với những người bị gan nhiễm mỡ do rượu. Nếu đã bị gan nhiễm mỡ mà vẫn không kiêng rượu bia thì bệnh sẽ dần chuyển sang xơ gan thậm chí là ung thư gan do gan ngày càng quá tải khi phải liên tục đào thải các chất độc hại.

Người có gan nhiễm mỡ nên kiêng gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên từ bỏ rượu bia.

2.2 Có gan nhiễm mỡ nên ăn uống những thực phẩm nào?

Ăn nhiều rau củ quả

Rau củ quả là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh gan nhiễm mỡ vì có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi một ngày.

Một số loại rau củ có tác dụng giảm mỡ có thể kể đến như: nấm hương, lá sen, rau cần, rau cần tây, đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt chuông, ngô, rau ngót, diếp cá, tỏi, bắp chuối, chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, hoa hòe, hoa atiso… Các loại rau quả tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống, cà chua, mướp đắng, dưa gang, dưa chuột… cũng có công dụng tốt trong việc giải nhiệt làm mát gan, thanh nhiệt…

Dầu thực vật

Hạn chế lipid, mỡ là cần thiết đối với người mắc bệnh này. Tuy nhiên không nên kiêng mỡ tuyệt đối. Bởi để chuyển hóa các chất trong cơ thể, người bình thường vẫn cần 1g lipid/1kg thể trọng. Người có bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng mỡ động vật, sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương… để thay thế. Acid béo không no trong các loại dầu này có tác dụng làm giảm cholesterol. Lượng ăn phù hợp là 1g/kg cân nặng/ngày.

Nhộng tằm, cá tươi

Nhộng tằm có tác dụng giảm lượng cholesterol trong cơ thể, vì vậy rất tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì. Cá tươi cũng rất được khuyến khích cho người bệnh gan nhiễm mỡ bởi cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít. Bổ sung cá giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà không gây quá tải cho gan.

Thảo dược thiên nhiên

Trà atiso, trà xanh, lá sen là những thảo dược có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ ở gan, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể, từ đó chống tích tụ mỡ trong gan.

Người bị gan nhiễm mỡ nên sinh hoạt ra sao?

Tập luyện đều đặn và thăm khám định kỳ sẽ giúp cái thiện tình trạng gan.

2.3 Người có gan nhiễm mỡ nên sinh hoạt và vận động như thế nào?

Duy trì các hoạt động thể dục thể thao một cách đều đặn sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng chuyển hóa của tế bào gan. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và hợp lý cũng sẽ giúp giữ cân nặng ở mức ổn định, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Các chuyên gia Gan mật khuyên bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bộ môn như aerobic, đi bộ hoặc đi xe đạp…

Nên sinh hoạt điều độ, tránh thức quá khuya, tránh vận động quá sức, căng thẳng mệt mỏi,… vì tất cả những yếu tố này đều tác động không tốt đến gan.

Ngoài ra, người có gan nhiễm mỡ nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt làm xét nghiệm men gan và các xét nghiệm đánh giá chức năng gan nhằm kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ và điều trị phù hợp.

Categories : KIẾN THỨC DINH DƯỠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon