Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Mất ngủ buồn bực chân tay chớ để lâu ngày kẻo bệnh nặng

Biểu hiện mất ngủ buồn bực chân tay có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển ngày càng nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa sức khỏe và tính mạng.

1. Triệu chứng mất ngủ buồn bực chân tay

Người bệnh có cảm giác chân tay bứt rứt, khó chịu, cảm giác như có đàn kiến đang bò, râm ran ở chân và/hoặc tay. Có người còn mô tả cảm giác này như có “hàng ngàn con bọ đang bò ở tay, chân”.

Cảm giác khó chịu này khiến người bệnh chỉ muốn “đập” tay chân vào đâu đó hay xoa bóp cho đỡ buồn bực.

Thông thường, các triệu chứng này lặp đi lặp lại và thường gặp nhiều nhất là vào ban đêm khi ngủ hoặc khi người bệnh ngồi quá lâu. Ngoài cảm giác tê bì, buồn bực chân tay, có thể kèm theo cảm giác đau ê ẩm ở các khớp tay, chậm chí râm ran đến mức người bệnh khó khăn khi cầm nắm vật gì đó.

2. Cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm nào?

Mất ngủ buồn bực chân tay có thể cảnh báo nhiều bệnh lý sau:

2.1 Rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ buồn bực chân tay

Hệ thần kinh thực vật (gồm hệ giao cảm và phó giao cảm) chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động thuộc về cảm giác, điều hòa cơ quan nội tạng, tuyến tiết mồ hôi.

Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, khiến người bệnh có cảm giác bứt rứt khó chịu, buồn bực. Bệnh lý này có thể gặp ở cả người cao tuổi, trung niên và người trẻ tuổi.

Rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ buồn bực chân tay

Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, khiến người bệnh có cảm giác bứt rứt khó chịu, buồn bực.

2.2 Hội chứng chân không yên (RLS)

Người mắc hội chứng này thường có biểu hiện chân tay bứt rứt và đau. Người bệnh chỉ muốn cử động chân tay, vì khi cử động chân tay sẽ làm giảm bớt sự bứt rứt, khó chịu. Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm và biến mất vào buổi sáng.

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây ra hội chứng này là gì. Nhưng việc thăm khám và điều trị sẽ giúp cải thiện triệu chứng, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

2.3 Suy giãn tĩnh mạch

Khi mạch máu ở tĩnh mạch (thường gặp nhất là ở chân) bị chèn ép, sẽ gây cảm giác nhức mỏi chân tay, đặc biệt là về đêm. Cơn đau nhức có thể khiến người bệnh khó ngủ, thậm chí mất ngủ.

2.4 Bệnh lý cơ xương khớp

Người mắc các vấn đề, bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, ung thư xương, … thường hay bị đau nhức và buồn bực chân tay.

2.5 Tổn thương thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là gây tổn thương tế bào thần kinh ngoại biên, làm xuất hiện các triệu chứng như tê bì, đau nhức chân tay.

2.6 Thiếu canxi hoặc vitamin D gây mất ngủ buồn bực chân tay

Người bị thiếu canxi hoặc vitamin D thường hay có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức buồn bực chân tay,…

Hiện nay, tình trạng thiếu vitamin D ở người trẻ được phát hiện ngày càng cao. Do lối sống ít vận động, đôi khi do đặc thù công việc văn phòng sáng đi sớm, tối về muộn ít tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời và/hoặc không được bổ sung vitamin D đầy đủ. Có nhiều người khi đến khám với biểu hiện mệt mỏi, đau đầu thường xuyên, sau khi làm các chụp chiếu thì không sao nhưng xét nghiệm thì chỉ số vitamin D dưới ngưỡng quy định.

Mất ngủ buồn bực chân tay

Không phải chỉ có trẻ em, người cao tuổi mới cần bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, mà người trưởng thành cũng cần lưu ý bổ sung sao cho đủ.

2.7 Trầm cảm

Đây là căn bệnh ngày càng gặp nhiều trong xã hội hiện đại. Mất ngủ lâu ngày cũng có thể dẫn tới trầm cảm và đa số người bệnh trầm cảm có biểu hiện mất ngủ buồn bực chân tay.

Người bệnh trầm cảm cần được phát hiện sớm và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để nặng gây khó khăn cho việc điều trị và “ăn mòn” sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân.

2.8 Suy nhược thần kinh

Người bị suy nhược thần kinh thường có biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, xúc động, ngại giao tiếp, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, hoảng loạn, buồn bực chân taym chán ăn, …

2.9 Ung thư

Đa số bệnh lý ung thư thường “ẩn nấp” đến khi phát hiện được thì bệnh ở giai đoạn nặng. Một phần do sự chủ quan của người bệnh, phần khác do đặc thù của bệnh ít biểu hiện triệu chứng cụ thể khi ở giai đoạn sớm. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động tầm soát khi có biểu hiện bất thường là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bệnh nhân ung thư phải chịu đựng những cơn đau đớn, đặc biệt là khi bệnh đã sang giai đoạn muộn. Càng về cuối đời, người bệnh ung thư càng đau nhiều hơn, ăn ít hơn, mất ngủ buồn bực chân tay, buồn nôn và nôn,… do khối u phát triển với kích thước lớn gây chèn ép các mô lân cận và di căn sang “phá hủy” các cơ quan khác.

3. Mất ngủ buồn bực chân tay nên khám chuyên khoa nào?

Nếu có biểu hiện mất ngủ buồn bực chân tay, đầu tiên bạn nên khám với bác sĩ nội chung (nội khoa) sau khi thăm khám và khai thác tiền sử bệnh bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán. Căn cứ vào đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hoặc chỉ định chuyên sâu thăm khám với bác sĩ chuyên khoa chuyên sâu hơn.

Các chỉ định cận lâm sàng được đưa ra khác nhau ở mỗi người bệnh, vì còn căn cứ theo tiền sử, tình trạng bệnh lý và tình hình sức khỏe của bệnh nhân như xét nghiệm, đo lưu huyết não, điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ não, đo mật độ loãng xương, điện cơ,….

Nếu có biểu hiện mất ngủ buồn bực chân tay, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và có biện pháp điều trị hiệu quả.

4. Một số biện pháp hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, buồn bực chân tay

Điều trị hiệu quả và kiểm soát bệnh lý nên sẵn có.

Khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Vận động thường xuyên với các bài tập thể dục phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, thiền, bơi lội, cầu lông, bóng bàn,…

Uống đủ nước

Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin.

Ngâm chân, tay với nước ấm có thể giúp bạn giảm cảm giác tê bì, đau nhức, buồn bực.

Xây dựng thời gian ngủ nghỉ khoa học.

Categories : KHOA NỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon