Dân gian thường truyền miệng cách chữa trĩ theo quan niệm “lòi trĩ dịt lá vông”. Vậy cây vông là gì, có chữa được bệnh trĩ hay không? Bài viết này cùng nhau làm sáng tỏ thực hư cây vông chữa bệnh trĩ được hay không. Đồng thời chia sẻ các phương pháp trị bệnh trĩ tối ưu hiện nay.
1. Những đặc điểm của cây vông
1.1. Cây vông là gì?
Cây vông là loại cây khá dễ trồng, phổ biến ở các vùng quê. Cây còn được gọi với những tên khác như cây vông nem, hải đồng bì,.. Hình dáng cây cao khoảng từ 10-20m. Thân cây có một số gai nhỏ, hoa đỏ và mọc theo các chùm. Dân gian thường thu hoạch lá vông để dùng cho nhiều mục đích trong đó có chữa bệnh. Thông thường, lá vông được thu hoạch đầu năm để sử dụng hoặc phơi khô. Ngoài ra, có thể thu hái vỏ cây quanh năm.
Lá cây vông có nhiều công dụng mà người xưa đã phát hiện và sử dụng như một thảo dược. Theo Đông y, lá cây chát, hơi đắng, tính bình. Lá cây vông có tác dụng làm an thần, giúp người bệnh ngủ ngon. Theo đó, lá vông còn có thể sát trùng, hạ sốt, hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị phong thấp. Ngoài ra, cây vông chữa bệnh trĩ là một bài thuốc dân gian được nhiều người tin cậy
Bên cạnh đó,lá vông được cho là chữa được chảy máu cam, đi ngoài ra máu hoặc chứng chảy mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ,..
1.2. Cây vông chữa bệnh trĩ được không?
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng lá vông chữa các hoạt chất như Alkaloid hay Saponin. Các hoạt chất này có thể giảm đau, kích thích tuần hoàn, giúp tránh ứ trệ máu. Điều này được cho là có thế khiến các búi trĩ nhỏ co lại. Chính vì vậy, nhiều người bệnh sử dụng chúng như vị thuốc và nhận được hiệu quả khá khả quan.
Tuy nhiên, bài thuốc từ lá cây vông chữa bệnh trĩ chưa được kiểm chứng hiệu quả thật sự. Vì vậy cần cân nhắc sử dụng.
1.3. Những bài thuốc từ cây vông chữa bệnh trĩ
Một số bài thuốc truyền miệng được nhiều bệnh nhân trĩ tin dùng như sau:
– Đắp lá vông lên hậu môn. Người bệnh dùng lá vông và muối đắp lên phần hậu môn có các búi trĩ. Lá vông rửa với nước muối loãng, để ráo, hơ qua lửa là đã có thể đắp lên hậu môn.
– Dùng lá vông và giấm thanh. Lá vông rửa với nước muối, nấu chín và để nguội. Sau đó giã ra trộn với giấm thanh, đắp lên búi trĩ.
– Dùng lá vông với lá sen. Giã nát hai loại lá, nấu nước uống, phần bã dùng để đắp lên hậu môn.
2. Cây vông có thể trị bệnh trĩ triệt để được hay không?
Câu trả lời là không. Mặc dù được cho là có thể trị bệnh trĩ, tuy nhiên chỉ là các trường hợp bệnh nhẹ và người bệnh sử dụng lá vông đúng cách, đảm bảo vệ sinh.
Đối với các trường hợp bệnh nặng, lá vông không thể chữa khỏi bệnh. Ngoài ra, còn cần lưu ý nhiều vấn đề khi sử dụng bài thuốc này để chữa bệnh
2.1. Những lưu ý khi sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ
– Lá vông và nhiều bài thuốc dân gian chỉ có thể thích hợp khi bệnh trĩ ở độ 1, tức là bệnh mới khởi phát. Đặc biệt là chỉ có thể dùng chúng như một liệu pháp hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc và liệu trình chữa trĩ của các bác sĩ.
– Đặc biệt: cần đảm bảo vấn đề về vệ sinh khi dùng lá vông nói riêng và các bài thuốc dân gian nói chung. Lá cần được rửa sạch, để ráo. Hậu môn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau quá trình đắp thuốc để hạn chế vi khuẩn.
– Các bài thuốc dân gian nói chung cần được kiểm chứng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng lá vông mà không đi khám. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo lá vông không được sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai vì rất dễ gây mẫn cảm.
– Cần kiên trì kết hợp với thuốc tây y chỉ định thì bệnh mới có tiến triển.
– Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà lá vông chữa bệnh trĩ được hoặc không. Nếu sử dụng mà không thấy hiệu quả, tốt hơn hết nên ngưng sử dụng và thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ.
– Cần kết hợp sử dụng thuốc chỉ định, lá vông và các biện pháp về chế độ ăn uống tập luyện khác để đẩy lùi bệnh trĩ.
2.2. Tại sao bệnh trĩ cần thăm khám và điều trị y tế
Bệnh trĩ là căn bệnh mang nhiều phiền toái và ám ảnh cho người mắc. Bệnh không thể tự khỏi mà sẽ luôn tiến triển nếu bệnh nhân không chữa trị.
Chỉ khi người bệnh đi khám, các bác sĩ mới chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh, mức độ nặng nhẹ, loại trĩ đang mắc để đưa ra hướng điều trị tốt. Do mỗi loại bệnh trĩ có một đặc điểm khác nhau, các triệu chứng cũng vì thế mà khác nhau.
Với bệnh trĩ nội, triệu chứng điển hình là chảy máu với lượng lớn. Các bác sĩ sẽ tập trung vào ngăn chặn biểu hiện này để tránh người bệnh mất máu quá nhiều. Với bệnh trĩ ngoại, triệu chứng điển hình là các cơn đau dữ dội, sẽ có hướng điều trị khác tập trung vào giảm tình trạng bệnh. Không thể tự áp dụng thuốc dân gian cho tất cả các trường hợp.
Đặc biệt, khi bệnh trĩ trở nặng, sa búi trĩ đối với trĩ nội và tắc nghẹt đối với trĩ ngoại, cách để điều trị triệt để là mổ cắt trĩ.
3. Các phương pháp chữa trị bệnh trĩ hiện nay
Điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi (điều trị nội khoa): Các bác sĩ sẽ áp dụng các loại thuốc kết hợp giảm triệu chứng và hỗ trợ co búi trĩ cho người bệnh ở cấp độ 1,2.
Điều trị ngoại khoa: áp dụng các phương pháp phẫu thuật tiên tiến hiện nay như phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan – Ferguson hay cắt trĩ Longo. Đặc biệt, hiện nay phương pháp mổ cắt trĩ Lông đang rất được ưa chuộng do ít xâm lấn, nhanh hồi phục, ít gây đau cho người bệnh.
Phương pháp này sử dụng súng Longo ưu việt, thực hiện tại vùng ít cảm giác ở hậu môn nên hạn chế tối đa cảm giác đau đớn. Các phương pháp này được dùng cho bệnh nhân bị bệnh trĩ ở giai đoạn 3,4 hoặc giai đoạn 2 mà không đáp ứng điều trị nội khoa.
Ngoài ra, còn một số thủ thuật loại bỏ trĩ như thắt mạch, khâu treo, tiêm xơ búi trĩ.
Bài viết trên vừa gửi đến quý độc giả lời giải đáp cho thông tin cây vông chữa bệnh trĩ được hay không. Cần đặc biệt lưu ý bệnh trĩ cần được thăm khám và chữa trị tại các cơ sở ý tế chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.