Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Nguyên nhân bệnh cúm mùa và cách phòng cúm hiệu quả

Cúm mùa có khả năng lây nhiễm và là bệnh cấp tính phổ biến trên toàn cầu, gây ra tình trạng ốm nặng hoặc tử vong. Theo thống kê mỗi năm có 9 – 45 ca mắc mới, trong đó có khoảng 61.000 người tử vong do cúm mùa. Nguyên nhân bệnh cúm mùa là gì? Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa cúm mùa hiệu quả.

1. Cúm mùa là gì? 

Cúm mùa thường xuất hiện vào thời điểm tiết trời giao mùa từ đông sang xuân, hè sang thu. Đặc biệt, tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, cúm mùa phát triển rất mạnh mẽ do sự phân chia hình thái thời tiết rõ rệt.

Nguyên nhân bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa phát triển mạnh khi thời tiết giao mùa, nóng – lạnh, mưa – nắng thất thường

Riêng tại Việt Nam, trong năm 2019 ghi nhận gần 409.000 ca mắc bệnh cúm mùa, trong đó khoảng 10 ca tử vong. Đây là con số đáng kể, cho thấy tác động nghiêm trọng của bệnh đến sức khỏe cộng đồng.

Bệnh cúm mùa là mối đe dọa lây lan nguy hiểm nhưng chủ yếu người dân còn chủ quan cho rằng bệnh không đáng lo ngại. Vì thế, điều quan trọng là nâng cao nhận thức về bệnh đối với mọi người.

2. Nguyên nhân bệnh cúm mùa 

Nguyên nhân bệnh cúm mùa xuất phát từ virus cúm (influenza). Khi chúng tấn công vào đường hô hấp trên và dưới của con người sẽ gây ra những triệu chứng cảm cúm như ngạt mũi, đau họng, đau đầu,..

Bệnh cúm mùa rất dễ lây lan từ người sang người qua hô hấp

Bệnh cúm mùa rất dễ lây lan từ người sang người qua hô hấp

Theo nghiên cứu dịch tễ:

– Các chủng virus cúm biến đổi theo mùa, do đó tỷ lệ mắc mới các chủng mới ở người lớn và trẻ em có thể lên đến 90%.

Tại Việt Nam, bệnh cúm thường do 3 chủng virus A, B, C gây ra, thường gặp nhất là chủng A và B. Cúm có khả năng lây lan mạnh:

– Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi bùng phát thành đại dịch.

– Lịch sử ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp hàng triệu mạng sống.

Nếu bạn đã nắm rõ được nguyên nhân bệnh cúm mùa thì việc nhận thức và phòng ngừa sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn chưa biết phòng ngừa cúm mùa như thế nào hiệu quả, hãy đọc hết bài viết này để tìm câu trả lời cho mình.

3. Cúm mùa có nguy hiểm không? 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cúm mùa dễ dàng lây lan qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với vật chứa virus, cũng như qua việc chạm tay vào miệng, mũi, mắt.

Có ba chủng cúm mùa, đó là cúm A, cúm B và cúm C. Trong số đó, cúm A là chủng nguy hiểm nhất, bao gồm các chủng A(H5N1), A(H3N2), A(H1N1)… Cúm C gây bệnh tương tự như cảm lạnh thông thường, trong khi virus cúm B chỉ có một chủng duy nhất. Tỷ lệ lưu hành các chủng cúm sẽ thay đổi từng năm.

Bệnh cúm mùa hoàn toàn có thể gây tử vong nếu bạn chủ quan không điều trị kịp thời

Bệnh cúm mùa hoàn toàn có thể gây tử vong nếu bạn chủ quan không điều trị kịp thời

Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên toàn cầu mắc cúm, và gần nửa triệu người tử vong do liên quan đến bệnh cúm. Ở Việt Nam, mỗi năm có từ 1-1,8 triệu người mắc cúm mùa. Bệnh cúm thường gây tử vong và trở nặng nề hơn ở nhóm người già và những người mắc các bệnh mãn tính.

Mặc dù khó có thể đánh giá chính xác tình hình dịch cúm hàng năm, ước tính có khoảng 3-5 triệu người mắc bệnh nặng và 250.000-500.000 trường hợp tử vong do nhiễm bệnh cúm trên toàn cầu. Trong các nước phát triển, hầu hết các trường hợp tử vong do cúm xảy ra ở người già trên 65 tuổi.

Với những con số thống kê như trên, có thể thấy rõ cúm mùa là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Vì thế, bạn và người thân trong gia đình không nên chủ quan và phải tìm cách để tự bảo vệ mình khỏi virus cúm mùa.

4. Bệnh cúm có mấy giai đoạn, tiến triển như thế nào?

Bên cạnh nguyên nhân bệnh cúm mùa thì các giai đoạn tiến triển của bệnh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thường thì, các triệu chứng của cúm có thể xuất hiện và tự khỏi sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh cúm kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Một đợt cúm thường trải qua ba giai đoạn như sau:

Đau đầu, sốt là 1 trong những giai đoạn của bệnh cúm mùa

Đau đầu, sốt là 1 trong những giai đoạn của bệnh cúm mùa

– Giai đoạn khởi phát (ngày thứ 1-3): Các triệu chứng cúm xuất hiện đột ngột bao gồm sốt, nhức đầu, đau và mỏi cơ, ho khản, đau họng, và nghẹt mũi.

– Giai đoạn toàn phát (ngày thứ 4 trở đi): Triệu chứng sốt và đau nhức cơ giảm đi. Người bệnh có tiếng nói khàn, cảm thấy khô hoặc đau họng, ho và có cảm giác tức ngực. Ngoài ra, một số người cũng có thể trải qua cảm giác mệt mỏi hoặc khó thở.

– Giai đoạn hồi phục (ngày thứ 8 trở đi): Các triệu chứng dần dần giảm đi, tuy nhiên, cơn ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần tiếp theo.

5. Ai dễ bị virus cúm mùa tấn công? 

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, tuy nhiên, nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu, bao gồm:

– Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin cúm có nguy cơ cao mắc bệnh. Đối với trẻ sinh non (dưới 32 tuần) và có các vấn đề sức khỏe khác, nguy cơ mắc cúm và biến chứng là rất cao.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm cúm do sức đề kháng còn kém

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm cúm do sức đề kháng còn kém

– Trẻ em: Trẻ em, đặc biệt là dưới 2 tuổi và có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cúm mùa. Những trẻ có bệnh lý nền càng có nguy cơ cao mắc cúm và dễ để lại biến chứng nghiêm trọng. Do đó, trẻ em được khuyến cáo tiêm vắc xin cúm đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm.

– Người lớn trên 65 tuổi: Những người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch, có nguy cơ cao mắc cúm và phát triển biến chứng.

– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi và hệ miễn dịch yếu hơn, dẫn đến sức đề kháng giảm. Điều này làm cho phụ nữ mang thai dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Tương tự, sau quá trình sinh nở, phụ nữ có sức khỏe và sức đề kháng giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm tấn công.

Biết được rõ nguyên nhân bệnh cúm mùa và những đối tượng dễ mắc bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm sức khỏe, bạn hãy nâng cao nhận thức đi tiêm chủng vắc xin ngay từ hôm nay.

6. Cách phòng ngừa cúm mùa hiệu quả 

Tiêm phòng được coi là biện pháp phòng ngừa cúm mùa hiệu quả nhất. Vắc xin cúm giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại vi rút cúm và bảo vệ khỏi sự tấn công của nó. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm sau tiêm có thể lên đến 97%.

Tiêm chủng cúm hàng năm giúp bạn tự bảo vệ bản thân khỏi cúm mùa

Hiện nay, để đảm bảo nhu cầu tiêm chủng cho các khách hàng, phòng tiêm chủng BVĐK Tân Dân đang tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm dịch vụ. Nguồn vắc xin được nhập tại các công ty/quốc gia sản xuất vắc xin uy tín như: Pháp, Hà Lan, Việt Nam, Hàn Quốc với mức giá dao động từ 200.000đ – 360.000đ/mũi. BVĐK Tân Dân cung cấp đa dạng các nguồn vắc xin với giá thành phải chăng để khách hàng đến tiêm chủng nâng cao sức khỏe bản thân, góp phần nâng cao hệ miễn dịch cộng đồng.

Để được tư vấn chi tiết về vắc xin cúm mùa và các gói vắc xin phù hợp với bản thân, gia đình, đừng ngần ngại để lại thông tin liên hệ của bạn để BVĐK Tân Dân hỗ trợ nhanh nhất.

Categories : PHÒNG TIÊM CHỦNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon