Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Sự lây lan của bệnh cúm mùa và cách phòng ngừa

Cúm là một trong những bệnh phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi độ tuổi và giới tính. Do đó, mọi người đều có nguy cơ mắc phải bệnh này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vậy bệnh cúm mùa có lây không? Làm thế nào để ngăn chặn nhiễm cúm, nâng cao sức đề kháng cho bản thân? 

1. Bệnh cúm mùa có lây không? 

Cúm là một trong những căn bệnh rất dễ lây lan do virus cúm phát tán và lan rộng với tốc độ nhanh chóng. Virus cúm có khả năng lây sang người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp từ khoảng cách xa hơn 2m.

Các chuyên gia y tế cho rằng virus cúm chủ yếu phát tán qua những giọt nước khi người bị cúm hoặc hắt hơi – đây cũng là 2 triệu chứng phổ biến của bệnh. Những giọt nước này được phun vào không khí và có thể vô tình rơi vào miệng, mũi hoặc được hít vào phổi bởi những người ở gần. Nếu bệnh nhân không đeo khẩu trang khi nói chuyện với người khác, virus cúm có thể dễ dàng thoát ra ngoài và lây nhiễm cho người xung quanh.

Bệnh cúm mùa có lây không

Bệnh cúm mùa có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Ngoài ra, người bệnh thường dùng tay để che miệng khi hắt hơi hoặc ho, sau đó tiếp tục hoạt động hàng ngày mà không rửa tay. Hành động này không cẩn thận có thể khiến người khác lây nhiễm virus cúm khi chạm vào bề mặt có chứa virus, sau đó đưa tay lên miệng, mũi hoặc thậm chí là dụi vào mắt.

Virus cúm có khả năng tồn tại trên các vật dụng như mặt bàn, điện thoại, cốc nước, đũa, bát,… và có thể tồn tại đến 48 giờ, tạo cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người.

Vậy, bệnh cúm mùa có lây không? Câu trả lời là: Có. Cúm mùa lây lan nhanh chóng và bạn cần nâng cao sức đề kháng cũng như ý thức việc tránh lây nhiễm cho người khác.

2. Những thói quen xấu khiến cúm mùa lây lan mạnh

Thực tế cho thấy, việc không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cảm cúm như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và sử dụng khăn giấy che mũi miệng khi hoặc hắt hơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phân tán nhanh chóng, xâm nhập và phát triển trong cơ thể của người khác. Sự chia sẻ vật dụng cá nhân như ly nước hay bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có nguy cơ làm bạn nhiễm virus cúm.

Tuy nhiên, còn nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về phòng ngừa cảm cúm. Khi mắc bệnh, họ vẫn tiếp tục đi học hoặc làm việc thay vì nghỉ ngơi tại nhà, thậm chí còn ăn chung bữa cơm và lười rửa tay đúng cách với xà phòng.

Ho, hắt hơi không che tay, bịt miệng là những thói quen xấu khiến cúm mùa lây lan nhanh chóng ra cộng đồng

Ho, hắt hơi không che tay, bịt miệng là những thói quen xấu khiến cúm mùa lây lan nhanh chóng ra cộng đồng

Khi hắt hơi, vẫn có người không che miệng hoặc chỉ sử dụng bàn tay để che miệng mà không sau đó không rửa tay với xà phòng. Điều này làm cho bàn tay bẩn tiếp tục tiếp xúc với các vật dụng mà người khác sử dụng, và từ đó làm lây lan cúm.

Đó chính là lý do tại sao, khi mùa cúm đến, chúng ta thường thấy nhiều “ổ cúm” xuất hiện trong các văn phòng, trường học và trong gia đình. Bệnh bắt đầu từ một người bị nhiễm và sau đó lan rộng sang các thành viên khác theo chuỗi.

Bệnh cúm mùa có lây không và lây qua hình thức nào đã được giải đáp chi tiết trên đây. Những thói quen xấu của chúng ta vô tình khiến cúm lây lan nhanh trong cộng đồng. Vì thế, mỗi người hãy tự nâng cao ý thức của bản thân để hạn chế ổ cúm xuất hiện, ảnh hưởng đến chính sức khỏe của bản thân và gia đình.

3. Bệnh cúm lây nhiễm trong thời gian bao lâu?

Theo các bác sĩ, cúm thường có khả năng lây lan trong khoảng một tuần. Thông thường, bạn có thể truyền bệnh từ một ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Giai đoạn lây lan kéo dài từ 5 đến 7 ngày sau khi bạn cảm thấy bị bệnh. Tuy nhiên, trẻ em và một số người có thể lây lan virus cúm trong thời gian lâu hơn, cho đến khi họ cảm thấy tất cả các triệu chứng giảm dần.

Cúm có thể lây lan từ 5 - 7 ngày phát bệnh

Cúm có thể lây lan từ 5 – 7 ngày phát bệnh

Một số chuyên gia y tế cho rằng nguy cơ lây lan virus cúm là cao nhất trong 3 – 4 ngày đầu tiên. Đây là thời điểm mà người bệnh thường ho và hắt hơi nhiều, dẫn đến việc phát tán virus vào không khí và các vật thể xung quanh.

Nếu bạn vẫn còn sốt, điều này cho thấy nguy cơ truyền nhiễm vẫn còn tồn tại. Người bệnh nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt một cách tự nhiên mà không cần sử dụng thuốc.

4. Phòng ngừa virus cảm cúm 

Sau khi đã hiểu rõ bệnh cúm mùa có lây không mọi người nên tự nâng cao ý thức trong việc tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Mặc dù cúm không gây nguy hiểm tính mạng ngay từ thời điểm bùng phát, nhưng chúng ta không nên coi thường bệnh. Đặc biệt, đối với những nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em và người già, bệnh dễ trở nặng dẫn đến những biến chứng sức khỏe.

Để giúp mọi người dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, dưới đây là một số giải pháp hữu ích nhất:

4.1. Hạn chế lây nhiễm cúm ngoài cộng đồng 

Mặc dù việc chủ động ngăn chặn sự lây nhiễm của virus cúm không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bị bệnh, nhưng đây là một giải pháp dễ dàng thực hiện và an toàn. Có một số biện pháp hạn chế lây nhiễm virus mà chúng ta có thể áp dụng:

– Rửa tay với xà phòng và nước sạch: Rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay là cách hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm. Rửa tay bằng nước thông thường không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Hơn nữa, có thể sử dụng nước rửa tay dạng gel chứa cồn sát khuẩn khi không có nước và xà phòng. Loại nước rửa tay khô này cũng rất tiện lợi khi bạn đang ở môi trường công cộng.

– Che mũi và miệng khi hoặc hắt hơi: Để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua tuyến nước bọt, bạn cần che khuất mũi và miệng khi hắt hơi. Sử dụng khăn giấy để che khuất vùng này là quan trọng để duy trì vệ sinh cá nhân và sức khỏe. Trong trường hợp không có khăn giấy, bạn nên hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay để hạn chế phát tán vi khuẩn.

– Hạn chế tụ tập đông người: Tránh những nơi đông người là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Tránh tiếp xúc quá gần với người khác giúp giảm khả năng lây nhiễm cúm.

Những biện pháp trên có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm và bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

4.2. Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm 

Mặc dù vắc xin cúm không đảm bảo việc phòng ngừa bệnh hoàn toàn, nhưng tiêm ngừa vẫn là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.

Vắc xin cúm đã được nghiên cứu và thực hiện tiêm chủng rộng rãi cho mọi người dân để ngăn chặn các chủng cúm có thể tấn công sức khỏe và diễn biến nhanh thành ổ dịch. Hiện nay, phòng tiêm chủng BVĐK Tân Dân tổ chức tiêm phòng cúm cho các khách hàng có nhu cầu.

Nên tiêm phòng vắc xin cúm để hạn chế nguy cơ lây nhiễm

Vắc xin tại BVĐK Tân Dân được nhập tại các nguồn an toàn, uy tín, chất lượng, có đầy đủ giấy tờ nguồn gốc xuất xứ để khách hàng có thể kiểm tra trước khi tiêm. Trong thời điểm giao mùa như hiện nay, việc tiêm vắc xin cúm là cần thiết và nên tiến hành càng sớm càng tốt.

Để hạn chế thời gian chờ đợi tiêm chủng, bạn hãy để lại thông tin và đặt lịch tiêm chủng từ trước. Hoặc nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về mũi tiêm cúm và các gói tiêm phù hợp với bản thân, gia đình, hãy liên hệ với BVĐK Tân Dân để được hỗ trợ kịp thời.

Categories : PHÒNG TIÊM CHỦNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon