Select Your Style

Choose View Style

  • Full
  • Boxed

Choose Colour style

  • skyblue
  • green
  • blue
  • coral
  • cyan
  • eggplant
  • pink
  • slateblue
  • gold
  • red

Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng – khu vực khá gần với các cơ quan sinh dục ở người. Chính vì vậy, nhiều người đặt ra thắc mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh lý không. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về bệnh trĩ và giải đáp thắc mắc trên.

1. Bệnh trĩ và những thông tin cần thiết

Trĩ là căn bệnh cực kỳ phổ biến trong cộng đồng với tỷ lệ mắc rất cao. Bệnh xảy ra do tình trạng giãn nở quá mức các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng, tình trạng này làm hình thành các búi trĩ. Các chuyên gia cho rằng, có hai giả thuyết lý giải cơ chế bệnh sinh của trĩ. Về mặt cơ học, búi trĩ hình thành do các áp lực ở hậu môn tăng lên, tĩnh mạch và dây chằng cố định đệm hậu môn bị giãn ra. Về mặt mạch máu, bệnh trĩ là hệ quả của tuần hoàn không ổn định, đặc biệt là tuần hoàn ở hậu môn khi máu không quay trở về tim mà ứ đọng lại tĩnh mạch, gây ra giãn nở và tạo thành búi trĩ.

Bệnh trĩ có thể xuất phát từ rất nhiều lý do ngoại cảnh. Trong đó, những lý do thường được điểm mặt có thể kể đến như: tình trạng táo bón lâu ngày do cơ thể bị thiếu chất xơ, thừa đạm, ngồi nhiều, đứng lâu do tính chất công việc, thói quen đi đại tiện,.. Một số trường hợp mắc bệnh trĩ do quá trình mang thai và sinh nở, gây ra không ít áp lực lên hậu môn.

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh lý không

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ

2. Phân loại bệnh trĩ và đặc điểm từng loại bệnh

Bệnh trĩ được chia thành 2 dạng bệnh rất thường gặp là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là hiện tượng các búi trĩ mọc hoàn toàn bên trong ống hậu môn và trực tràng. Búi trĩ sẽ sa dần ra ngoài theo thời gian khi bệnh nhân rặn đại tiện. Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, các cấp độ tăng dần theo mức độ sa của búi trĩ: trĩ nằm trong ống hậu môn – trĩ thi thoảng sa ra ngoài và có thể tự co lại – trĩ sa ra thường xuyên hơn và phải dùng tay đẩy mới lên – trĩ sa hoàn toàn ra bên ngoài và không thể đẩy trở lại.

Bệnh trĩ ngoại có các búi trĩ ngoại nằm bên ngoài hậu môn, dưới đường lược ngay từ đầu. Bệnh cũng được chia thành 4 giai đoạn, trong đó các giai đoạn tăng tiến như sau: Búi trĩ hình thành- búi trĩ phát triển kích cỡ và gây đau – búi trĩ to ra, sa xuống gây nghẹt hậu môn và cực kỳ đau đớn – viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ.

Ngoài ra, khi búi trĩ nội sa ra ngoài và kết hợp với búi trĩ ngoại thành một khối, người ta gọi đây là bệnh trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp là tình trạng khi người bệnh bị kết hợp cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ nội và trĩ ngoại

3. Những ảnh hưởng của bệnh trĩ: Bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến sinh lý con người không?

3.1. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh lý không – Giải đáp

Về mặt khoa học, bệnh trĩ không có nhiều liên quan đến các bộ phận sinh dục dù vị trí của hai bộ phận này là rất gần nhau. Ngoài ra, hiện chưa có chứng minh rằng bệnh trĩ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý và khả năng sinh sản của bệnh nhân. Tuy nhiên trên thực tế, những cơn đau đớn và khó chịu, phiền toái có ảnh hưởng không ít đến chuyện chăn gối của các cặp đôi.

Khi bệnh nhân bị trĩ, bệnh nhân luôn phải đối mặt với tình trạng trĩ sưng đau, chảy máu, hậu môn ngứa rát, chảy dịch thậm chí chảy máu. Cơn đau thể xác sẽ khiến người bệnh thường không được đảm bảo chất lượng cuộc yêu, một số không đạt được khoái cảm. Một số người cho rằng việc quan hệ trở nên khó khăn hơn khi có búi trĩ. Nhiều bệnh nhân khác lại rất tự ti với búi trĩ, nên không muốn gần gũi, thậm chí có phần lãnh cảm dần với việc quan hệ. Lâu dần, bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tần suất quan hệ tình dục ở các cặp đôi.

Bệnh trĩ gây khó chịu cho bệnh nhân, từ đó làm giảm ham muốn tình dục

Bệnh trĩ gây khó chịu cho bệnh nhân, từ đó làm giảm ham muốn tình dục

3.2. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh lý không – Một số tác động khác

Bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng đến các cuộc yêu, mà còn có những tác động gián tiếp đến vấn đề như sức khỏe vùng kín, sức khỏe sinh sản.

Bệnh nhân trĩ nếu không chú ý đến vấn đề vệ sinh thường rất dễ gặp các vấn đề viêm nhiễm, nhiễm trùng. Búi trĩ nằm rất gần cơ quan sinh dục, đặc biệt là rất gần vùng niêm mạc của bộ phận sinh dục ở nữ. Chính vì vậy, khi búi trĩ bị nhiễm trùng quá nặng mà không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, các bộ phận sinh dục cũng có nguy cơ bị tác động tiêu cực rất cao. Vi khuẩn rất dễ lan sang tử cung, gây viêm nhiễm: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,.. Từ đó gián tiếp gây ra các vấn đề về sinh sản ở nữ giới.

4. Bệnh trĩ – Điều trị hiệu quả như thế nào?

Bệnh trĩ ở cấp độ 1, 2, bệnh còn nhẹ, bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Bệnh nhân sẽ được được kê đơn thuốc chi tiết theo các nhóm thuốc đặc trị bệnh. Bệnh nhân trĩ sẽ điều trị tại nhà dựa trên đơn. Cần đặc biệt tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng, cách sử dụng. Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ có thể ở các dạng uống, dạng bôi,…và chủ yếu được chia thành 3 nhóm: thuốc giảm triệu chứng, thuốc hỗ trợ nhuận tràng, thuốc giúp tăng độ bền tĩnh mạch,….

Khi bệnh nhân trĩ khi gặp tình trạng nặng – cấp độ 3,4, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Điều này loại bỏ hoàn toàn búi trĩ rất triệt để. Hiện nay, có một số phương pháp hiệu quả  thường được sử dụng như: Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan- Ferguson, thắt mạch, khâu treo búi trĩ, phương pháp mổ cắt trĩ ít xâm lấn Longo, mổ trĩ không dao kéo Laser Diode…

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh lý không“. Cùng với đó là thông tin về bệnh trĩ và phương pháp điều trị bệnh phổ biến và hiệu quả. Bệnh nhân nên bám sát các biểu hiện bệnh trĩ, đến khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Điều này có thể hạn chế những tác động tiêu cực của bệnh lên chất lượng đời sống tình dục nói riêng và sức khỏe nói chung.

Categories : KHOA NGOẠI SẢN KHOA NỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon