Viêm gan B hiện nay vẫn đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe mọi người. Không chỉ khiến chất lượng cuộc sống của người đi xuống mà còn khiến xã hội bị ảnh hưởng nghiêm bởi khả năng lây nhiễm của bệnh. Tuy vậy, viêm gan B vẫn có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng vắc xin. Một trong những loại vắc xin được sử dụng rộng rãi hiện nay chính là vắc xin viêm gan B Hepavax – Gene, cùng tìm hiểu về loại vắc xin này trong bài viết sau đây.
1. Viêm gan B rất dễ lây nhiễm
1.1. Định nghĩa
Viêm gan B là một căn bệnh có tính lây truyền cao, gây ra bởi một loại virus viêm gan là HBV. Căn bệnh này làm ảnh hưởng đến chức năng gan và có thể gây ra suy gan, ung thư gan hay thậm chí là tử vong.
Hiện nay virus viêm gan B là một trong những mối đe dọa lớn của toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, hiện thế giới đang có hơn 2 tỷ người mắc viêm gan B, trong đó có tới 400 triệu người bị mắc viêm gan B mạn tính và khoảng 1,5 triệu ca mắc mới mỗi năm. Tại Việt Nam, số người mắc viêm gan B chiếm tới 20% của tổng dân số nước mình, đây quả thực là một con số đáng báo động.
Căn bệnh viêm gan B không loại trừ bất kỳ đối tượng nào và tỷ lệ để điều trị hoàn toàn với viêm gan B mạn tính là tương đối thấp. Do đó, ngoài việc phát hiện sớm để ngăn ngừa bệnh trở nặng, việc tiêm vắc xin viêm gan B là vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe mỗi người,…
1.2. Những con đường lây truyền virus HBV
Virus HBV lây truyền qua các con đường như:
– Từ mẹ sang con nếu như không được can thiệp các phương pháp y tế.
– Nếu tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm viêm gan B sẽ có khả năng sẽ bị lây nhiễm khi không có biện pháp bảo vệ.
– Tiếp xúc với các thiết bị hoặc dụng cụ y tế bị nhiễm khuẩn.
– Quan hệ tình dục với người bị nhiễm viêm gan B mà không có biện pháp an toàn.
– Sử dụng chung đồ cá nhân với người bị nhiễm viêm gan B.
Rất nhiều người có suy nghĩ viêm gan B có thể lây qua các nụ hôn hoặc những đồ vật thông thường. Tuy nhiên các nhà khoa học đã khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn sai, đó không phải là một trong những con đường lây viêm gan B.
2. Tiêm vắc xin viêm gan B Hepavax – Gene giúp bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh này
2.1. Vắc xin viêm gan B Hepavax – Gene là gì?
Vắc xin Hepavax – Gene là một loại vắc xin phòng chống sự lây nhiễm của căn bệnh viêm gan B do Hàn Quốc sản xuất. Nó có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng chống virus viêm gan B. Đặc biệt lưu ý với những đối tượng có nguy cơ cao sau đây:
– Cán bộ nhân viên y tế: Bác sĩ, nha sĩ, y tế, kỹ thuật viên,…
– Cán bộ nhân viên công tác vệ sinh trong bệnh viện.
– Trẻ sơ sinh có bố hoặc mẹ nhiễm viêm gan B.
– Những người du lịch đến vùng có nguy cơ lây nhiễm cao.
– Người sinh sống chung với người nhiễm viêm gan B,…
Thành phần của vắc xin Hepavax – Gene sẽ bao gồm:
– Mỗi liều 1.0 ml chứa 20 mcg HBsAg có hấp thụ 0.5 mg nhôm Hydroxit.
– Mỗi liều 0.5 ml chứa 10 mcg HBsAg có hấp thụ 0.25 mg nhôm Hydroxit.
– Chế phẩm của Hepavax được xử lý bằng formaldehyde trước khi được hấp thụ với nhôm Hydroxit.
2.2. Lịch tiêm vắc xin viêm gan B Hepavax – Gene
Lịch tiêm loại vắc xin này có thể theo các phác đồ sau:
Trẻ từ 0 – 1 – 2 – 12 tháng
– Mũi 1: Có thể tiêm bất cứ khi nào. Đối với trẻ sơ sinh thì nên tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
– Mũi 2: Cách mũi đầu tiên khoảng 1 tháng.
– Mũi 3: Cách 2 tháng sau mũi đầu tiên.
– Mũi 4 (Mũi tiêm nhắc lại): Được tiêm 1 năm sau mũi đầu tiên.
Trẻ từ 0 – 1 – 6 tháng
– Mũi 1: Mũi đầu tiên có thể tiêm bất cứ khi nào. Trẻ sơ sinh cần được tiêm mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
– Mũi 2: Tiêm sau mũi tiêm đầu 1 tháng.
– Mũi 3: Tiêm sau mũi tiêm đầu là 6 tháng.
– Mũi 4 (Mũi tiêm nhắc lại): Được tiêm 5 năm sau mũi tiêm đầu tiên.
Ngoài ra, với những trường hợp có vết thương hở đã từng tiêm các mũi vắc xin cơ bản thì chỉ cần tiêm một mũi ngay lúc đó. Còn nếu chưa tiêm vắc xin thì có thể áp dụng theo 1 trong 2 phác đồ phía trên.
2.3. Tầm quan trọng của tiêm vắc xin Hepavax – Gene
Như đã nói ở trên, vắc xin Hepavax – Gene là một trong những vắc xin giúp phòng chống căn bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, lợi ích của loại vắc xin này không chỉ dừng lại ở đó.
– Tiêm vắc xin phòng viêm gan B không chỉ giúp chúng ta phòng chống căn bệnh viêm gan B mà còn góp phần củng cố thêm lá chắn của cộng đồng khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
– Góp phần phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm về gan như xơ hóa gan, thậm chí là ung thư gan vì những căn bệnh này thường bắt nguồn từ viêm gan B mà ra.
2.4. Trường hợp chống chỉ định với vắc xin Hepavax – Gene
– Không tiêm vắc xin Hepavax – Gene cho các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
– Không tiêm cho những trường hợp đang bị sốt cao hoặc mắc bệnh cấp tính.
Chưa có nghiên cứu nào chống chỉ định vắc xin này đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, trước khi tiêm vắc xin này cho phụ nữ có thai thì cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
3. Cần thận trọng khi sử dụng vắc xin Hepavax – Gene
– Cũng giống như khi sử dụng các loại vắc xin khác, luôn cần chuẩn bị cho những trường hợp bị sốc phản vệ.
– Không tiêm vắc xin vào phần da vùng mông, vì bộ phận này đáp ứng miễn dịch thấp.
– Không tiêm vắc xin vào tĩnh mạch trong bất kỳ trường hợp nào.
– Sau khi tiêm có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau nhức, ban đỏ, sưng tại chỗ tiêm, sốt, nhức đầu, buồn nôn,…
– Một số trường hợp người có hệ miễn dịch yếu thì tác dụng của vắc xin có thể giảm hơn bình thường.
Không chỉ vắc xin Hepavax – Gene chống viêm gan B, mà chúng ta cũng cần tiêm đầy đủ những mũi vắc xin phòng các căn bệnh khác để bảo vệ toàn diện cơ thể. Hãy thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn để đạt được quả cao.