Phòng bệnh uốn ván cho bà bầu là kiến thức hữu ích mà bạn cần trang bị để kịp thời xử lý nếu bản thân hoặc người nhà có nguy cơ nhiễm bệnh. Hãy đọc hết bài viết sau đây để hiểu rõ về bệnh uốn ván và lý do tại sao tiêm phòng uốn ván lại quan trọng với phụ nữ có thai.
1. Phòng bệnh uốn ván cho bà bầu
Phòng bệnh uốn ván nói chung và phòng bệnh uốn ván cho bà bầu nói riêng đều có 2 cách thông dụng nhất đó là xử lý vết thương đúng cách và tiêm chủng vắc xin. Cụ thể:
Để ngăn ngừa bệnh uốn ván sau khi có những vết thương như đâm thủng, vết cắt sâu hoặc động vật cắn, bạn có thể thực hiện các việc làm sau đây để ngăn ngừa nhiễm bệnh:
– Kiểm soát chảy máu: Nếu vết thương đang chảy máu, hãy băng bó vết thương để ngăn chặn máu tiếp tục chảy.
– Giữ sạch vết thương: Sau khi máu đã ngừng chảy, hãy rửa sạch vết thương bằng nước máy sạch (trong trường hợp không có đầy đủ điều kiện y tế cơ bản) hoặc dung dịch nước muối, betadine. Đồng thời, bạn hãy làm sạch vùng xung quanh vết thương để loại bỏ bùn đất, bụi bẩn còn sót lại.
– Chăm sóc vết thương: Sau khi bị thương, hãy băng bó vết thương để chúng hạn chế bị vi khuẩn xâm nhập.
– Chọn quần áo thoáng mát: Hãy mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh cọ xát vào miệng vết thương cho đến khi bạn đã được tiếp nhận điều trị.
Chú ý: Đối với các vết thương nghiêm trọng, sâu hơn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để có phương án điều trị, ngăn chặn trực khuẩn uốn ván xâm nhập và phát độc tố.
Ngoài việc xử lý vết thường hở tại chỗ, cách phòng chống bệnh uốn ván hiệu quả là tiêm chủng đúng phác đồ đã được Bộ Y tế quy định.
Đa số các trường hợp uốn ván xảy ra ở những người chưa từng tiêm chủng hoặc không tiêm đủ số mũi nhắc lại theo khuyến cáo. Vì vậy, việc tăng cường tiêm chủng uốn ván là rất quan trọng. Thông thường, chương trình tiêm chủng có thể thực hiện mũi uốn ván đơn lẻ hoặc sẽ dùng vắc xin kết hợp phòng ngừa uốn ván với các loại thuốc ngừa bệnh bạch hầu, ho gà và 1 số bệnh truyền nhiễm khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn.
2. Bà bầu không tiêm vắc xin uốn ván có sao không?
Hiện nay, vẫn còn nhiều mẹ bầu đang lo lắng về việc tiêm phòng uốn ván. Lý do phổ biến nhất là sợ rằng sẽ tiêm phải vắc xin kém chất lượng hoặc các thành phần trong vắc xin có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, nhiều mẹ bầu quyết định không tiêm vắc xin phòng uốn ván.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng tất cả các vắc xin đã được kiểm tra và đảm bảo không chứa vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn các trung tâm tiêm chủng uy tín để tránh tiêm phải vắc xin kém chất lượng và được tư vấn cụ thể trong quá trình tiêm.
Việc không tiêm vắc xin phòng uốn ván có thể gây ra nhiều nguy cơ không chỉ cho mẹ mà còn cho trẻ sơ sinh sau khi sinh. Vi khuẩn uốn ván có thể tiết ra độc tố vào các vùng tử cung bị tổn thương trong quá trình sinh, đặc biệt là vùng dây rốn của em bé. Hiện tượng này được gọi là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.
Khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào hệ thần kinh, chúng có thể làm cơ bị co giật và cứng đơ. Bên cạnh đó, có thể xảy ra cơn co giật và các vấn đề về hệ thần kinh tự động, ngừng tim hoặc suy hô hấp và thậm chí gây tử vong cho mẹ và em bé.
Do đó, với cơ thể yếu đuối như trẻ sơ sinh, bệnh uốn ván có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong dễ dàng. Tuy tỷ lệ mẹ bầu mắc bệnh uốn ván ở nước ta hiện nay không quá cao, nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể chủ quan. Mẹ bầu nên nhanh chóng tiêm ngừa uốn ván theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé.
3. Lịch tiêm chủng uốn ván cho mẹ bầu
Có thể nói, tiêm vắc xin uốn ván là rất cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu nên tự chủ động nắm được phác đồ tiêm chủng của mình để không bị bỏ sót mũi tiêm nào.
Tại Phòng tiêm chủng BVĐK Tân Dân, mỗi khách hàng đến khám và tiêm chủng sẽ có hệ thống tin nhắn tự động gửi vào số điện thoại mà mẹ đăng kí để nhắc nhở lịch tiêm chủng tiếp theo. Dưới đây là lịch tiêm chủng uốn ván để mẹ bầu tham khảo:
– Đối với người đang mang thai lần đầu tiên:
Nếu bạn chưa tiêm vắc xin uốn ván trước đây hoặc chưa tiêm các mũi nhắc lại thì cần tiêm đầy đủ 2 mũi uốn ván trong thời gian thai kì của mình. Mỗi mũi cách nhau 4 tuần, trong đó mũi tiêm 2 cách dự sinh ít nhất 1 tháng.
Nếu bạn đã tiêm đầy đủ vắc xin uốn ván theo lịch tiêm chủng và đã tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván trước khi mang thai thì chỉ cần tiêm 1 mũi tại thời điểm trước dự sinh ít nhất 1 tháng.
– Đối với phụ nữ mang thai từ các lần sau trở đi:
Mỗi lần lần mang thai tiêm 1 mũi trước dự sinh ít nhất 1 tháng và không cần quan tâm khoảng cách giữa 2 lần tiêm chủng.
4. Lưu ý sau tiêm chủng
Sau khi bà bầu tiêm vắc xin phòng uốn ván, có thể xảy ra một số phản ứng phụ như sốt hoặc bị đau ở chỗ tiêm chủng. Tuy nhiên, đây là những phản ứng bình thường của cơ thể và không ảnh hưởng đến thai nhi.
Những phản ứng này là biểu hiện của việc vắc xin đang tác dụng vào hệ miễn dịch của cơ thể, gây ra những triệu chứng bệnh thể nhẹ. Chúng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày, bạn không cần quá lo lắng. Trừ trường hợp mẹ bầu nhận thấy các triệu chứng xuất hiện liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc điểm tiêm chủng để được thăm khám và tư vấn.
Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên chọn cơ sở y tế uy tín và được cấp phép hoạt động Bộ Y tế để tiêm vắc xin như Phòng tiêm chủng BVĐK Tân Dân. Tại BVĐK Tân Dân, khách hàng sẽ được thăm khám, kiểm tra sức khỏe trước để đảm bảo bạn đủ điều kiện để tiêm chủng.
Có thể nói, tiêm phòng vắc xin vẫn là cách hiệu quả để phòng bệnh uốn ván cho bà bầu hay bất kì ai trong chúng ta. Tiêm phòng sẽ giúp cho bạn có kháng thể sẵn trong cơ thể, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh gây ra.
Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Phòng tiêm chủng BVĐK Tân Dân để được hỗ trợ giải đáp, tư vấn kịp thời.