Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là một bệnh lý cơ xương khớp thường xảy ra ở độ tuổi khoảng từ 35 – 55. Bệnh thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, thường xuyên phải mang vác nặng,… Nguyên nhân gây thoát vị l4 l5 rất đa dạng và việc tìm ra các căn nguyên này là cơ sở cho việc điều trị hiệu quả.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 xảy ra như thế nào?
Trong cơ thể người, cột sống thắt lưng được cấu tọa từ 5 đốt (l1 – l5), trong đó đốt sống l4 và l5 là hai đốt sống có vị trí cuối cùng trong cột sống thắt lưng. Hai đốt sống này kết hợp cùng với các thành phần khác như đĩa đệm, dây thân kinh và các mô mềm tạo thành một cấu trúc nắm giữ vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể chuyển động theo nhiều hướng khác nhau, thực hiện các động tác xoay, gập hoặc vặn người một cách trơn tru. Nhưng cũng chính bởi vậy mà đây cũng là vị trí dễ chịu ảnh hưởng khi có những tác động mạnh vào cột sống.
Đĩa đệm l4 l5 là phần nằm giữa hai đốt sống l4 và l5, gồm lớp bao xơ bên ngoài và lớp nhân nhầy bên trong. Đây được ví như “bộ phận giảm xóc” tự nhiên giúp giảm áp lực, tránh cọ xát giữa các đốt sống khi thực hiện các cử động.
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm đĩa đệm tràn ra ngoài, gây chèn ép vào cột sống, rễ thần kinh. Điều này không chỉ gây ra tình trạng đau thắt lưng mà còn có nguy cơ để lại biến chứng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi khoảng từ 35 – 55.
2. Nhưng nguyên nhân nào gây thoát vị đĩa đệm l4 l5?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống l4 l5 có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm tình trạng thoái hóa tự nhiên, các yếu tố tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, các tác động từ bên ngoài như chấn thương, thói quen hút thuốc lá…
2.1 Thoát vị đĩa đệm l4 l5 do thoái hóa
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bình thường, đĩa đệm cột sống có khả năng đàn hồi tốt nhờ chứa hàm lượng nước cao. Tuy nhiên theo thời gian, quá trình lão hóa khiến cho đĩa đệm giảm khả năng giữ nước trong nhân nhầy. Các đĩa đệm mất nước và xẹp đi. Đồng thời, bao xơ của đĩa đệm trở nên yếu hơn và dễ bị nứt, rách khi bị tác động dù chỉ với một lực nhẹ.
2.2 Chấn thương
Một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm l4 l5 cần kể đến là chấn thương. Các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể tác động lực mạnh lên vùng đĩa đệm, khiến bao xơ đĩa đệm dễ bị tổn thương và gây thoát vị. Thoát vị do nguyên nhân này thường dẫn đến những triệu chứng cấp tính nghiêm trọng.
2.2 Tuổi tác
Theo các thống kê, bệnh phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 35 – 55. Đây là độ tuổi lao động chủ yếu nên căn bệnh này đang gây không ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh.
2.3 Giới tính
Các nghiên cứu cho thấy đàn ông là đối tượng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao, thường gấp đôi so với phụ nữ.
2.4 Thoát vị đĩa đệm l4 l5 do đặc thù nghề nghiệp
Thực tế, những người phải thường xuyên mang vác nặng hoặc làm các công việc phải thực hiện lặp đi lặp lại động tác kéo, đẩy, vặn sẽ thường có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn người bình thường.
2.5 Tình trạng thừa cân, béo phì
Cân nặng vượt quá mức bình thường sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, khiến các đĩa đệm dễ bị tổn thương và dẫn đến thoát vị. Nguy cơ thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở những người bị thừa cân, béo phì có thể gấp 12 lần so với người thường.
2.6 Hút thuốc
Nicotin trong khói thuốc lá có thể làm hạn chế quá trình lưu thông máu đến các đĩa đệm, đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Đĩa đệm của những người thường xuyên hút thuốc là thường kém đàn hồi, dễ bị rách, nứt gây tình trạng thoát vị.
2.7 Do yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có người bị thoát vị đĩa đệm sẽ thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
3. Các điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống l4 l5
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thoát vị và mức độ bệnh sẽ có các phương án điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay bao gồm:
3.1 Dùng thuốc
Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng tức thời chứ không thể trị liệu bệnh hiệu quả. Nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, suy gan, suy thận, loãng xương…
3.2 Vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng máy trị liệu và các bài tập được chứng minh là đem lại nhiều hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, vật lý trị liệu chỉ có tác dụng giảm triệu chứng trong 1 thời gian ngắn, bệnh lý dễ dàng bị tái phát trở lại.
3.3 Phẫu thuật
Khi thoát vị trở nặng gây biến chứng, phương pháp phẫu thuật có thể được căn nhắc sử dụng. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là khoảng 50 – 50 và cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì người bệnh có thể bị nhiễm trùng, viêm sau khi mổ…. Mặt khác, chi phí phẫu thuật tương đối cao nhưng chỉ được 1 – 2 năm bệnh lại có thể tái phát.