Bệnh bạch hầu: Nhận biết sớm triệu chứng để điều trị hiệu quả

Bạch hầu có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, đây là một bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra, rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp.

Bạch hầu là bệnh gì?

Tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch được định nghĩa là bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạch ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi và có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.

Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường thở trên hay vùng mũi hầu sẽ tạo nên lớp màng xám, khi lớp màng này hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản sẽ gây ra thở rít và tắc nghẽn. Trẻ nhỏ có thể bị chảy máu mũi nếu bị ở mũi, độc tố bạch hầu còn gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong.

Có thể ngăn ngừa bạch hầu bằng chủng ngừa, ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, bạch hầu là cực kỳ hiếm nhờ tiêm vắc-xin rộng rãi.

Đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu ở thời điểm hiện tại, thế nhưng trong giai đoạn bệnh tiến triển có thể gây hại cho tim, thận, hệ thần kinh của người nhiễm bệnh.

Bạch hầu có thể gây tử vong tới 3% những người mắc bệnh ngay cả khi điều trị, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu thường xảy ra ở đường thở như họng, mũi

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.

Triệu chứng bệnh bạch hầu như thế nào?

Bệnh bạch hầu có triệu chứng và dấu hiệu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, cụ thể như sau:

  • Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.
  • Đau họng và khàn giọng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Chảy nước mũi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Khó chịu

Ở một số người, triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng nào cả khi nhiễm khuẩn bạch hầu. Nhiều người vẫn không biết về căn bệnh của mình khi bị nhiễm nên họ dễ dàng lây truyền bệnh cho cộng động mà không có triệu chứng bị bệnh.

Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria)

Còn có thêm loại bạch hầu thứ hai gây ảnh hưởng tới da với triệu chứng đau, đỏ, sưng, loét được bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu và cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da.

Vùng khí hậu nhiệt đới phổ biến bệnh bạch hầu nhiều hơn, đặc biệt những người có vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc dễ mắc bệnh. 

Bệnh bạch hầu

Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu là triệu chứng của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu phụ huynh hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầy cần đến ngay cơ sở Y tế khám ngay lập thức. Phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khảm và kiểm tra nếu không chắc chắn liệu con đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa.

Biến chứng của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể dẫn đến những biến chứng sau nếu không được điều trị:

Vấn đề về thở

Độc tố của vi khuẩn gây bệnh bạch cầu có thể gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng ngay lập tức, phổ biến là mũi và cổ họng. Nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám tại vị trí đó gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác cản trở hô hấp.

Đau tim

Độc tố bạch hầu có thể làm tổn thương các mô khác trong cơ thể khi lây lan qua dòng máu, chẳng hạn như cơ tim, dẫn đến biến chứng viêm cơ tim…Biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng là dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.

Tổn thương thần kinh

Độc tố bạch hầu cũng có thể khiến thần kinh bị tổn thương, cụ thể là dây thần kinh ở cổ họng khiến khó nuốt, ở cánh tay và chân sẽ gây viêm, yếu cơ.

Trường hợp độc tố Corynebacterium diphtheriae gây tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt.

Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?

Thông thường Corynebacterium diphtheriae nhân lên ở trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng và lây lan qua ba con đường:

Thông qua giọt nước trong không khí

Những người ở gần có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh. Theo cách này, bạch hầu sẽ lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở những nơi đông người.

Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh

Việc sử dụng những vật dụng mà người nhiễm bệnh đã dùng từ cốc uống nước chưa rửa hoặc tiếp xúc giấy ăn đều có thể bị lây nhiễm bạch hầu.

Đồ gia dụng bị ô nhiễm

Hiếm gặp hơn là lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình như khăn, đồ chơi…

Có thể lây nhiễm bạch hầu khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu lúc chạm vào vết thương bị nhiễm trùng.

Trong vòng 6 tuần, những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh – ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu dễ xảy ra hơn ở những đối tượng sau:

  • Trẻ em và người lớn không được tiêm vắc-xin bạch hầu
  • Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh
  • Bất cứ ai đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu

Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ ở thời điểm chưa có thuốc kháng sinh. Hiện nay bệnh bạch hầu có thể điều trị và phòng ngừa được bằng vắc-xin.

Thường kết hợp vắc-xin bạch hầu với vắc-xin uốn ván và ho gà tạo thành mũi tiêm vắc-xin 3 trong 1. Phiên bản mới nhất của vắc-xin này được gọi là vắc-xin DTaP cho trẻ em và vắc-xin Tdap cho thanh thiếu niên và người lớn.

Vắc-xin 3 trong 1 thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi khi trẻ ở 5 độ tuổi này:

  • 2 tháng
  • 4 tháng
  • 6 tháng
  • 15 đến 18 tháng
  • 4 đến 6 tuổi

Hiệu quả cảu vắc-xin bạch hầu trong việc ngăn ngừa bệnh bạch hầu rất rõ rệt. Tuy nhiên vẫn gây nên một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, quấy khóc, buồn ngủ hoặc đau tại chỗ tiêm sau khi tiêm DtaP.

Bệnh bạch hầu

Điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu bằng vắc-xin

Chẩn đoán bệnh bạch hầu

Khi trẻ bị bệnh đau họng với màng màu xám bao phủ amidan và cổ họng thì bác sĩ có thể nghi ngờ trẻ đã mắc bệnh bạch hầu.

Bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm ở họng hoặc mẫu mô từ vết thương bị nhiễm trùng của bệnh nhân và mang đi xét nghiệm để kiểm tra xác định có phải là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.

Điều trị sẽ bắt đầu ngay lập tức khi bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, ngay cả trước khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn.

Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu

Kháng độc tố

Để giảm nguy cơ tử vong có thể dùng ngay 40.000 đơn vị kháng độc tố bạch hầu (TB hoặc TM).

Cần test trong da trước để phát hiện quá mẫn, sốc phản vệ vì có một nguy cơ nhỏ cũng sẽ gây nên phản vệ nặng với huyết thanh ngựa trong kháng độc tố.

Kháng sinh

Trường hợp nghi ngờ bạch hầu ở bất kì trẻ nào cũng đều cần được tiêm bắp sâu mỗi ngày với procaine benzylpenicillin liều 50mg/kg (tối đa 1,2g) trong 10 ngày. Thuốc này không nên tiêm tĩnh mạch.

Liệu pháp oxy

Tránh thở oxy trừ khi bắt đầu có tắc nghẽn đường thở. Các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng hay bứt rứt có nhiều khả năng là chỉ định của mở khí quản (hay đặt nội khí quản) hơn là cho thở oxy. Bên cạnh đó cần lưu ý, sử dụng catheter mũi hay mũi hầu có thể làm trẻ khó chịu và mau thúc đẩy đến tình trạng tắc nghẽn đường thở.

Tuy nhiên, cần thiết cho thở oxy nếu bắt đầu có tình trạng tắc nghẽn và đặt nội khí quản hay mở khí quản.

Mở khí quản/đặt nội khí quản

Khi có dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, như thở rút lõm ngực nặng và bứt rứt sẽ được chỉ định mở khí quản bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Đặt nội khí quản qua miệng là thủ thuật thay thế, nhưng có thể làm bong tróc giả mạc và không thể giải phóng tắc nghẽn.

Điều trị hỗ trợ

  • Dùng paracetamol nếu trẻ bị sốt (≥ 39 độ C) làm trẻ khó chịu
  • Khuyến khích trẻ ăn và uống.
  • Nếu trẻ khó nuốt, có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày
  • Tránh thăm khám thường xuyên và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi có thể hoặc tránh quấy rầy trẻ khi không cần thiết.

Theo dõi

Điều dưỡng mỗi 3 giờ và bác sĩ 2 lần/ngày cần đánh giá tình trạng của trẻ, đặc biệt là tình trạng hô hấp để có thể phát hiện sớm được dấu hiệu tắc nghẽn đường thở.

Bệnh nhiệt miệng – những điều bạn chưa biết

Bệnh nhiệt miệng – những điều bạn chưa biết

Nhiệt miệng nên ăn uống gì

Bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Rõ ràng, bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng) hoàn toàn không “dễ chịu” chút nào khi mắc phải. Những cơn đau do nhiệt miệng gây ra có thể ảnh hưởng mạnh đến chuyện ăn, chuyện ngủ, cũng như cuộc sống “bình thường” của mỗi người.

Những gì bạn chưa biết về ‘nhiệt miệng’?

  • Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên.
  • Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
  • Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi.
  • Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.
  • Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.
  • Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài…
  • Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng…; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai.
  • Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.
  • Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”.
  • Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua.

Bạn đã biết cách ngăn ngừa nhiệt miệng?

  • Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.
  • Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
  • Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Quy tắc ăn uốngĂn nhiều trái cây, rau xanh để phòng tránh nhiệt miệng

  • Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu.
  • Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.
  • Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
  • Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

KIỂM TRA HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂN DÂN

KIỂM TRA HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂN DÂN

⚡ Để tạo môi trường xanh-sạch-đẹp, chuyên nghiệp, tiết kiệm, an toàn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng Bệnh viện vì an toàn người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Tân Dân đã triển khai mô hình 5S (Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng).

⚡ Mô hình 5S đã được các khoa, phòng nhiệt tình hưởng ứng. Mỗi nhân viên đều nhận thức được tầm quan trọng của 5S nên chủ động trong việc “sàng lọc”, “sắp xếp” bảo đảm nơi làm việc luôn “sạch sẽ”, “săn sóc” hằng ngày để luôn “sẵn sàng” khi cần sử dụng.

⚡ Đây là công việc thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Tân Dân nhằm thúc đẩy mỗi cán bộ nhân viên hãy hành động “5 phút mỗi ngày với 5S” để nâng cao chất lượng công việc, nâng cao công tác quản lý, hoàn thiện mô hình Bệnh viện phát triển toàn diện.

—————————————————-

🏥 BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN TÂN DÂN

🎉Khám chữa bệnh BHYT thông tuyến toàn quốc

🕝 Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ T2-CN

☎️ Hotline: 0903 412 115

✅ Phường Tân An, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

#benhvientandan#benhvien#tandan#vesinh#thuchien5s#xanhsachdep

Bệnh gan nhiễm mỡ có thuốc đặc trị không? Có chữa khỏi được không?

Bệnh gan nhiễm mỡ có thuốc đặc trị không? Có chữa khỏi được không?

02-12-2021

Mục lục

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý thường gặp ở gan. Cho đến nay, chưa có loại thuốc đặc trị nào được phê duyệt điều trị cho bệnh gan nhiễm mỡ, mặc dù một số đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Cách duy nhất để ngăn chặn tiến triển của bệnh là thay đổi lối sống và kiểm soát chặt chẽ các bệnh nền.

Gan nhiễm mỡ là gì và các cấp độ của bệnh

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 – 4% trọng lượng của gan. Nhưng đối với bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ, lượng mỡ sẽ chiếm từ 5% trọng lượng của gan trở lên.

Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ, gồm:

Gan nhiễm mỡ độ 1

Ở giai đoạn này, lượng mỡ tích tụ trong gan chưa nhiều, chiếm khoảng 5% -10% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ độ 1 chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan cũng như không có triệu chứng điển hình, người bệnh có thể tình cờ phát hiện được khi thăm khám gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ, lượng mỡ sẽ chiếm từ 5% trọng lượng của gan trở lên

Gan nhiễm mỡ độ 2

Ở giai đoạn này lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 10%-20%. Người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi thường xuyên… Do triệu chứng này khá phổ biến, thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày nên rất dễ bị người bệnh bỏ qua, khiến bệnh có cơ hội phát triển nặng thêm.

Gan nhiễm mỡ độ 3

Lúc này lượng mỡ tích tụ trong gan đã chiếm hơn 30% trọng lượng gan. Người bệnh sẽ có triệu chứng rõ rệt như: mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt…. Gan nhiễm mỡ độ 3 là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ, nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Có thể bạn quan tâm: 

Bệnh gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không?

Nếu bạn đang thắc mắc gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không thì câu trả lời là . Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị khỏi. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấp độ bệnh, thời gian phát hiện, nguyên nhân, sự tuân thủ điều trị của người bệnh.

Gan nhiễm mỡ

Những đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo nên kiểm tra chức năng gan định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần

Với những trường hợp phát hiện bệnh sớm, nghiêm túc điều trị theo phác đồ thì tỉ lệ khỏi bệnh rất cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, điều trị không nghiêm ngặt thì bệnh cũng có thể tiến triển rất nhanh, khiến chức năng gan suy giảm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ ở giai đoạn nhẹ thường không đi kèm triệu chứng rõ ràng nên dễ bị người bệnh bỏ qua. Chính vì vậy, những đối tượng có nguy cơ cao như sử dụng nhiều rượu bia, béo phì, tiểu đường…nên kiểm tra chức năng gan định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để sớm phát hiện bất thường và điều trị hiệu quả.

Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ khoa học

Thay đổi lối sống

  • Hạn chế tối đa uống rượu bia và các chất có cồn: Đó là cách duy nhất bạn có thể giữ cho tình trạng tổn thương gan không trở nên tồi tệ hơn.
  • Thực hiện chế độ giảm cân nếu bạn bị thừa cân hoặc béo bụng: Chỉ cần giảm 3% – 5% trọng lượng cơ thể bạn đã có thể cắt giảm lượng mỡ trong gan của bạn. Khi tế bào mỡ trong gan giảm sẽ  giảm tế bào viêm và các sẹo xơ trong gan
  • Tập thể dục đều đặn: Những người bị bệnh gan nhiễm mỡ thường có một tình trạng gọi là kháng insulin (một hormon chuyển hoá đường). Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn tạo ra insulin nhưng không thể sử dụng tốt. Đường sẽ tích  tụ trong máu và gan của bạn, biến nó thành chất béo. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày không những có tác dụng giảm cân, mà còn làm cho cơ thể tăng nhạy cảm hơn với insulin do đó làm giảm tích tụ mỡ ở gan.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm tích tụ mỡ trong gan

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm tích tụ mỡ trong gan

  • Không lạm dụng thuốc: Hầu hết các loại thuốc đều được hấp thu vào máu và chuyển hoá qua gan, do đó nó có nguy cơ gây tổn thương tế bào gan của bạn. Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bổ sung bất kỳ sản phẩm làm “mát gan” nào, kể cả thuốc đông y hay thảo dược để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

  • Đa dạng các loại rau quả củ tươi, thành phần ăn cân đối giữa các tinh bột, đạm và mỡ. Ưu tiên ăn đạm từ cá và các“tinh bột tốt”, các”chất béo  tốt”. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn và các đồ ăn nhanh (fast food).
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần tăng cường rau củ cải trong mỗi bữa ăn

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần tăng cường rau củ cải trong mỗi bữa ăn

  • Trà xanh: chứa một loại chất chống oxy hóa gọi là catechin. Nghiên cứu cho thấy nó có thể bảo vệ chống lại một số dạng ung thư, bao gồm cả gan, và chống tổn thương gan. Catechin sẽ được hấp thu nhiều hơn hơn nếu bạn pha và uống nóng. Trà đá và trà xanh pha sẵn có hàm lượng thấp hơn nhiều.
  • Cà phê hoặc sô cô la đen cũng giúp cải thiện tổn thương gan của bạn, làm giảm tế bào viêm và tăng cường phục hồi các tế bào gan lành.
  • Uống nhiều nước hàng ngày, trung bình từ 1,5-2l. Nên hạn chế các loại nước chứa đường và nhiều ga.

Kiểm soát các bệnh nền

Kiểm soát tốt các bệnh nền sẽ góp phần không làm trầm trọng hơn quá trình thoái hoá mỡ ở gan và giúp chức năng gan được cải thiện. Nếu bạn có các bệnh mạn tính nên có kế hoạch đi khám định kì để được các bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh các thuốc cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của bệnh.

Các bệnh cần được theo dõi sát để không làm cho tình trạng gan của bạn trở nên tồi hơn gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn mỡ máu
  • Hội chứng rối loạn chuyển hoá
  • Các bệnh nội tiết: suy tuyến giáp, suy tuyến yên
  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Các bệnh gan mạn do các nguyên nhân khác như: viêm gan do virus B và C, viêm gan tự miễn, viêm mạn tính đường mật…

Điều trị gan nhiễm mỡ tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Hiện nay, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ điều trị gan nhiễm mỡ và các bệnh lý về gan được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám, tư vấn chuyên khoa và điều trị hiệu quả với: 

  • Đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm như: TS.BSCKII Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia Gan Mật đầu ngành, hơn 40 năm kinh nghiệm tại BV Bạch Mai; THS.BS Lê Thị Vân Anh – hơn 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật BV Bạch Mai; cùng nhiều bác sĩ được đào tạo chuyên sâu tại Nhật Bản, Hàn Quốc. 
  • Hệ thống máy móc hiện đại, phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng, xác định đúng mức độ và tình trạng bệnh: Máy siêu âm tổng quát đàn hồi mô cao cấp LOGIQ Fortis hiện đại nhất từ GE Healthcare Hoa Kỳ, máy chụp CT Revolution EVO và máy MRI Signa Prime đầu tiên tại Việt Nam, hệ thống xét nghiệm Abbott (Hoa Kỳ), dàn máy nội soi NBI Olympus CV190 (Nhật Bản)
  • Phác đồ nội khoa điều trị phù hợp, không chỉ định khi không cần thiết
  • Phác đồ điều trị tích cực, hiệu quả khi gan nhiễm mỡ gây biến chứng, điều trị gan nhiễm mỡ kết hợp điều trị bệnh lý nền như béo phì, tiểu đường….
  • Thủ tục bảo hiểm nhanh chóng, thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi, tối ưu chi phí khám chữa bệnh
  • Đội ngũ nhân viên y tế tận tình, chuyên nghiệp, hỗ trợ từng bước.

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

🎊Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

🌹 Chiều 26/3, Bệnh viện Đa khoa Tân Dân tổ chức Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025).

⭐️ Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã ôn lại lịch sử ra đời Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào, hoạt động của Chi Đoàn Thanh niên BVĐK Tân Dân. Những năm qua, đơn vị luôn bám sát các phong trào của Đoàn cấp trên; phát động các phong trào phù hợp với đặc thù, tích cực hưởng ứng và tham gia nhiều phong trào, cuộc vận động của Đoàn cấp trên. Qua đó nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn trong mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên bệnh viện; tạo phong trào thi đua sôi nổi, xây dựng tổ chức Đoàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Chi Đoàn cơ sở.

🎀 Các đại biểu đã thảo luận nhằm phát huy những kết quả, tập trung thực hiện phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2025. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng, hiệu quả Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và năng lực công tác của đoàn viên, thanh niên. Nâng cao chất lượng cơ sở Chi Đoàn, đáp ứng tốt những lợi ích chính đáng của đoàn viên; tích cực tham gia xây dựng Đảng, nỗ lực phấn đấu đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân…

#benhvientandan#tandan#26thang3#thanhnien#thanhnienvietnam#ThanhLapDoan#kyniem

Đau bụng bên trái và những lưu ý cần biết

Tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là việc mà mỗi chúng ta nên tự ý thức được. Khi bạn có hiện tượng đau bụng bên trái, bạn chớ nên chủ quan coi đó là hiện tượng bình thường. Vùng bụng bên trái có rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, chính vì vậy khi vùng cơ thể này bị đau có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc một số bệnh.

Tình trạng đau bụng bên trái là gì?

Phần bụng bên trái là nơi tập trung của các cơ quan thiết yếu như thận trái, niệu quản trái, lá lách, đáy phổi trái, một phần dạ dày và ruột già, thùy gan trái, buồng trứng bên trái, đuôi tụy,… Do đó đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm liên quan tới các bộ phận này.

Triệu chứng thường gặp là đau bụng trên và đau bụng dưới hoặc ngang rốn, kèm theo các triệu chứng như: buồn nôn, sốt, chán ăn, đi ngoài ra máu.

Ngoài ra, dựa vào các dấu hiệu của phân hoặc nước tiểu cũng như các biểu hiện như vàng da, khó thở, lạnh run khi đau bụng cũng xác định được các loại bệnh khác nhau liên quan tới vùng bụng trái.

đau bụng dưới bên trái

Vùng bụng bên trái có rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể

Những vị trí đau bụng bên trái thường gặp và nguyên nhân

Để giúp quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác, người bệnh cần xác định được chính xác vị trí đau vùng bụng bên trái.

Đau bụng bên trái ở phía trên

Vùng bụng bên trên được tính từ rốn trở lên đến phần xương ức. Do đó, hoạt động của một số cơ quan như thận trái, tụy hay dạ dày có thể đang gặp vấn đề nếu bạn thấy có cảm giác đau âm ỉ ở phần bụng trên bên trái. Người bị bệnh thận sẽ có cảm giác lưng trái bỗng đau nhói, đây được xem là dấu hiệu rõ rệt nhất. Người bệnh sau đó có thể gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại do cơn đau di chuyển sang vùng bụng trên bên trái.

Ngoài ra, bệnh nhân bị thận có thể thấy một vài biểu hiện khác như sốt cao hay đi tiểu ra máu. Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày , không chỉ thấy đau vùng bụng bên trái âm ỉ mà còn có cảm giác bụng nóng và đôi khi xuất hiện những cơn đau dữ dội. Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan đến tụy tạng cũng có thể gây ra những cơn đau bụng bên trái phía trên. Lúc này, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau quằn quại ở vùng lưng và bụng trên.

Đau bụng bên trái ở phía dưới

Vị trí ở phía bụng dưới bên trái là cơ quan tiêu hóa và bài tiết, đây đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác đau bụng bên trái phía dưới là rối loạn tiêu hóa, kèm theo cảm giác đau bụng quằn quại, có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến bàng quang cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng đau bụng bên trái phía dưới.

Để phân biệt với các bệnh lý khác, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu như: đau buốt khi đi vệ sinh, đi tiểu nhiều lần, thậm chí có lẫn máu. Nhiều trường hợp khác cũng chỉ ra rằng đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh viêm loét trực tràng, đại tràng hay sỏi tiết niệu. 

  • Nguyên nhân do các bệnh về hệ tiêu hóa

Khi có biểu hiện đau bụng dưới, có khả năng bệnh nhân đã mắc phải chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường những cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khác đi như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn…

Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt…

  • Nguyên nhân do bệnh lý về hệ sinh sản

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu về các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng hay bị bệnh u xơ tử cung,…

đau bụng bên trái

Vị trí ở phía bụng dưới bên trái là cơ quan tiêu hóa và bài tiết, đây đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể

Đối với nam giới, đau bụng bên trái cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cơ quan sinh sản như: xoắn tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm túi tinh. Đây đều là những bệnh cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

  • Nguyên nhân do hệ bài tiết có vấn đề

Khi bị đau bụng dưới bên trái phụ nữ đã có thể mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Biểu hiện cụ thể là những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài ra có những triệu chứng khác đi kèm như đi tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa,…

Bên cạnh đó bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở phần vùng bụng dưới bên trái kèm với những dấu hiệu thường gặp như đi tiểu nhiều lần và bị đau buốt.

  • Nguyên nhân do một số bệnh lý khác liên quan

Bên cạnh những bệnh ở phần trên, khi bị đau bụng dưới bên trái có thể phụ nữ đã mắc phải một số bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột ở vùng này.

Đau bụng bên trái cạnh rốn

Đau bụng bên trái ngang rốn là tình trạng mà gần như ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dựa vào vị trí các cơn đau, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đang mắc phải bệnh gì.

Đau bụng bên trái cạnh rốn có thể do 5 nguyên nhân sau:

Nguyên nhân do bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Đây là căn bệnh gây tổn thương viêm, loét cho niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Ở nước ta, bệnh phổ biến ở nam nữ giới trong độ tuổi từ 40 – 49. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ xuất hiện các cơn đau bụng bên trái ngang rốn.

Những cơn đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ cho đến đau dữ dội. Đi kèm với triệu chứng đau bụng, người bệnh thường hay gặp cảm thấy buồn nôn – nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, chướng bụng, ợ chua, sụt cân nhẹ. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt bệnh còn có thể chuyển biến thành ung thư, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nguyên nhân do viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Ngoài những cơn đau bụng ngang rốn bên trái, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, buồn nôn và một số thay đổi trong thói quen đại tiện.

Bệnh thường xảy ra ở những người sau độ tuổi 40. Nhìn chung, viêm túi thừa không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Ở trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, nhiều khả năng phải nhờ đến sự can thiệp ngoại khoa.

Nguyên nhân do sỏi thận

Sỏi thận là một trong những căn bệnh về đường tiết niệu thường gặp nhất hiện nay. Sỏi thận gây ra những cơn đau bụng ngang rốn bên trái, đau lưng, cơn đau có thể lan rộng xuống bụng dưới và bắp đùi. Sỏi thận kéo dài có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, suy thận, thậm chí là vỡ thận.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân do hội chứng ruột kích thích

Mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhẹ sau khi ăn, khi đi đại tiện, cơn đau thường tập trung ở phía bên trái ngang rốn. Hội chứng ruột kích thích

thường xuất phát do các bất thường nhu động ruột, nhiễm trùng đường ruột, cơ thể không dung nạp hay dị ứng với thức ăn.

Tình trạng này không quá gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng rất dễ tái phát nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, công việc và tinh thần người bệnh.

Nguyên nhân do phình động mạch chủ bụng

Đây là tình trạng động mạch chủ ở bụng với đường kính ngang lớn hơn 3cm hoặc gia tăng 50% so với đường kính ban đầu. Thông thường người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi chúng vỡ ra.

Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi và phổ biến hơn ở nam giới. Những người có tiền sử huyết áp cao, mắc các bệnh về tim mạch hay thường xuyên hút thuốc lá là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Nguyên nhân đau bụng bên trái ngang rốn không loại trừ khả năng do bị phình động mạch chủ tại bụng. Biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh gây ra là vỡ mạch. Đây là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm, gây đau tức ngực, khó thở, da xanh, tụt huyết áp và thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Khắc phục đau bụng bên trái bằng cách nào?

Khi bị đau bụng bên trái, bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục dưới đây để giảm bớt cơn đau:

Một số bài thuốc dân gian

  • Sử dụng gừng tươi

Tác dụng chính của gừng đó là lưu thông máu dễ dàng hơn, vì thế khi bạn bị đau bụng bên trái thì hãy thưởng thức một cốc trà gừng, vừa ấm bụng và giảm đau.

  • Sử dụng mật ong

Mật ong cũng được rất nhiều người tin tưởng sử dụng để giảm đau bụng tức thì. Bí quyết rất đơn giản, bạn pha mật ong cùng nước ấm rồi thưởng thức sẽ làm giảm đi những cơn đau.

  • Kết hợp giữa lá bạc hà, gừng, tỏi

Cả ba vị này đều có tính ấm, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng. Cách thực hiện: Xay nhuyễn hỗn hợp gồm lá bạc hà, gừng, tỏi với nước ấm, uống ngày hai lần.

  • Sử dụng lá ổi 

Lá ổi là một trong những dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt. Lấy một ít búp ổi non sau đó sao nóng với muối và đun sắc cùng một củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống hai lần để đẩy lùi cơn đau bụng bên trái.

Y khoa hiện đại

Ngay khi có những triệu chứng đau bụng bên trái không rõ nguyên nhân, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp người bệnh đau bụng dữ dội ở vùng bụng bên trái, cần tìm hiểu kĩ càng và thực hiện một số biện pháp sau:

  • Bình tĩnh theo dõi sức khỏe và tới các cơ sở y tế có uy tín để thăm khám kịp thời
  • Khi các cơn đau tới với tần suất nhiều, không nên làm việc quá sức
  • Trước khi thăm khám để xác định bệnh chính xác, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ
  • Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận tình trạng bệnh, từ đó có phương án điều trị thích hợp

Đau bụng bên trái ngang rốn là tình trạng thường gặp của tất cả mọi người

Phòng tránh đau bụng bên trái 

Chế độ ăn uống hợp lý

Để hạn chế các cơn đau bụng trái, người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn uống, cụ thể:

  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, nước uống có ga, đồ cay nóng, dầu mỡ
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất… có nhiều trong rau xanh, các loại hoa quả tươi
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn tái, sống, chưa chế biến kỹ
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa
  • Tăng cường uống nước, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

Chế độ sinh hoạt, luyện tập điều độ

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học cũng là cách ngăn ngừa, hạn chế tình trạng đau bụng trái. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức
  • Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Tập thể dục, thể thao hàng ngày tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Không nên bỏ bữa, nên ăn vào khung giờ cố định, tạo thói quen ăn chậm nhai kĩ

Hiện tượng đau bụng bên trái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu như bạn chủ quan thì sẽ phải hứng chịu những hậu quả khó lường. Bản thân mỗi người nên biết trân trọng và bảo vệ sức khỏe của mình.

Đau bụng bên trái trên rốn khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu cơn đau bụng bên trái kéo dài mà không rõ nguyên nhân, người bệnh không nên chủ quan hay tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau mà nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là khi có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau tiến triển nặng theo thời gian
  • Nôn liên tục, nôn ra máu hoặc ho ra máu
  • Đại tiện phân đen hoặc thấy có máu trong phân
  • Sốt, lạnh run, đổ mồ hôi đêm
  • Choáng váng, mê sảng, ngất, khó thở
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi bị đau bụng bên trái trên rốn, hãy thực hiện một số biện pháp giảm bớt triệu chứng đau nói trên và theo dõi diễn biến của cơn đau. Nếu đau vẫn kéo dài và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, cần đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng đau bụng bên trái trên rốn, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng bên trái

Để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng đau bụng, vị trí và tần suất đau (đau bụng trên hay đau bụng dưới) kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, sốt, chán ăn, đi ngoài ra máu, vàng da, khó thở, lạnh run… 

Sau khi xác định được vị trí đau và các biểu hiện cụ thể, để biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng trái, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng gồm: 

  • Siêu âm bụng tổng quát: nhằm khảo sát các khối u, viêm hạch ổ bụng hoặc phát hiện sớm lồng ruột và các dấu hiệu bất thường của các bệnh: viêm tuyến tụy, lá lách to, tắc nghẽn thận, sỏi thận, ung thư bàng quang, niệu quản, viêm ruột thừa, đau dạ dày, các khối u, cục máu đông….
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân
  • Chụp X-quang: xác định nguyên nhân gây đau, sưng ở bụng hoặc buồn nôn, ói mửa liên tục hoặc nguyên nhân gây đau lưng dưới ở hai bên cột sống, tìm sỏi trong túi mật, thận, niệu quản hoặc bàng quang…
  • Nội soi dạ dày, đại tràng: hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý thuộc đường tiêu hóa như loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại tràng…

Cảnh báo dịch sởi tăng cao!

⚠️

Cảnh báo dịch sởi tăng cao!

⚠️ Cảnh báo dịch sởi tăng cao!

Theo các chuyên gia, bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình 1 người mắc sởi có thể lây cho 12 đến 18 người khác.

❗ Nguyên nhân dịch bệnh tăng cao:

– Tiêm chủng gián đoạn trong thời gian đại dịch COVID-19.

– Ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao.

– Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại một số địa phương.

🔥 5 khuyến cáo phòng chống bệnh sởi từ Bộ Y tế:

– Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng – 2 tuổi.

– Hạn chế tiếp xúc với người nghi mắc bệnh sởi, rửa tay thường xuyên.

– Duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ.

– Khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập tại nhà trẻ, trường học.

– Khi trẻ có triệu chứng sốt, ho, phát ban, cách ly và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

👉 Hãy cùng bảo vệ trẻ nhỏ và ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Phòng tiêm chủng BVĐK Tân Dân hiện đang có sẵn các mũi tiêm phòng sởi!

—————————————————-

📍 Địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa Tân Dân, Phường Tân An, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

📞 Hotline Phòng Tiêm chủng: 0936 539 669

🕝 Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ T2-CN

#benhvientandan#benhvien#tandan#tiemchungtandan#vaccine#dichsoi

VIỆC HỌC TẬP, CẬP NHẬT KIẾN THỨC LUÔN ĐƯỢC QUAN TÂM HÀNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂN DÂN.

🍀 VIỆC HỌC TẬP, CẬP NHẬT KIẾN THỨC LUÔN ĐƯỢC QUAN TÂM HÀNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂN DÂN.

📖 Trong thời đại xã hội phát triển nhanh như hiện nay, việc cập nhật kiến thức thường xuyên và liên tục là yêu cầu đối với bất cứ ngành nghề nào.

🩺 Đối với ngành y việc này càng trở nên cấp thiết quyết định việc nâng cao chất lượng phục vụ tốt hơn cho người bệnh và là yêu cầu bắt buộc với nhân viên y tế.

👉 Hiểu được điều này, Bệnh viện Đa khoa Tân Dân đã tổ chức Hội thảo khoa học: Quản lý điều trị Huyết áp – Tiểu đường cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế bệnh viện. Với sự giảng dạy nhiệt tình và kiến thức chuyên sâu từ giảng viên PGS. TS. BS. PHAN HƯỚNG DƯƠNG – PGĐ Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Mong muốn mỗi bài giảng là một mảnh ghép tạo nên một bức tranh toàn diện về kiến thức hỗ trợ các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế giúp tăng khả năng chuyên môn và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất trong quá trình khám và điều trị người bệnh.

—————————————————-

🏥 BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN TÂN DÂN

🎉 Khám chữa bệnh BHYT thông tuyến toàn quốc

🕝 Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ T2-CN

☎️ Hotline: 0903 412 115

✅ Phường Tân An, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

Coi thường Sởi là “bệnh trẻ con” – Hàng loạt người lớn nhập viện do biến chứng Sởi

🎯

Coi thường Sởi là “bệnh trẻ con” – Hàng loạt người lớn nhập viện do biến chứng Sởi

🎯 Coi thường Sởi là “bệnh trẻ con” – Hàng loạt người lớn nhập viện do biến chứng Sởi

Tiêm chủng ngay để bảo vệ cộng đồng!

————

🚨Theo Bộ Y tế, số ca người lớn mắc sởi đang tăng nhanh, nhiều trường hợp có diễn biến nặng và phải nhập viện điều trị.

Sởi lây cực nhanh qua đường hô hấp, mỗi người bệnh có thể lây cho 12–18 người khác.

💢 Nguy cơ biến chứng cao hơn ở nhóm:

– Người có bệnh nền như tiểu đường, phổi mãn tính, huyết áp cao

– Người trên 50 tuổi

– Người chưa từng mắc sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng

🛡 Bộ Y tế khuyến cáo:

✅ Người trưởng thành nên chủ động tiêm vaccine sởi nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm

✅ Khi có dấu hiệu: sốt, phát ban, ho – cần đi khám ngay

✅ Tránh tiếp xúc với người nghi mắc bệnh, luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên

📢 Các cơ sở y tế cần phân luồng khám riêng cho người bệnh sởi, hạn chế tối đa lây lan trong cộng đồng.

Hãy chia sẻ thông tin này để mọi người không còn coi nhẹ “bệnh con trẻ” nữa. Sức khỏe không của riêng ai, đừng để sự chủ quan phải trả giá bằng tính mạng!

>>> Liên hệ để được tư vấn về các mũi vắc xin!

—————————————————-

📍 Địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa Tân Dân, Phường Tân An, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

📞 Hotline Phòng Tiêm chủng: 0936 539 669

🕝 Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ T2-CN

#benhvientandan#benhvien#tandan#tiemchungtandan#vaccine#dichsoi

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

💐KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM💐

✅ (27/02/1955 – 27/02/2025)

🏘Bệnh viện Đa khoa tư nhân Tân Dân xin chân thành cảm ơn các Cơ quan quản lí, Đoàn thể, Ban, Ngành, Quý đối tác, Quý doanh nghiệp cùng Quý đồng nghiệp, các vị khách quý đã dành thời gian tới chúc mừng và dành tặng những bó hoa tươi thắm, tình cảm đặc biệt cho Bệnh viện viện Đa khoa tư nhân Tân Dân.

—————————————————-

🏥 BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN TÂN DÂN

🎉Khám chữa bệnh BHYT thông tuyến toàn quốc

🕝 Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ T2-CN

☎️ Hotline: 0903 412 115

✅ Phường Tân An, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

#benhvientandan#tandan#ykhoa#kyniem#70nam#thaythuocvietnam#27thang2